Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được thông qua có quy định trừ 12 điểm Giấy phép lái xe (GPLX) từ năm 2025 và Bộ Công an đã đề xuất những lỗi vi phạm giao thông bị trừ hoàn toàn số điểm trên.
Ngày 4/8/2024, báo Dân Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Đề xuất những lỗi vi phạm giao thông bị trừ ‘sạch’ 12 điểm trên Giấy phép lái xe”. Nội dung cụ thể như sau:
Trong thời gian qua, Bộ Công an cho biết, tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ có nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó, người điều khiển phương tiện vẫn thường xuyên vi phạm luật an toàn giao thông gây nguy hiểm cho người khác và có nhiều hành vi mới.
Với thực trạng trên, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với nội dung quan trọng là quy định điểm số trên mỗi GPLX của người dân.
Cụ thể, mỗi GPLX sẽ có 12 điểm/năm sẽ là căn cứ để theo dõi sự tuân thủ Luật giao thông đường bộ của các lái xế.
Nếu trừ hết 12 điểm/năm, người lái xe sẽ phải không được phép điều khiển xe theo loại giấy phép đã đăng ký. Trong trường hợp đã bị trừ điểm, nhưng GPLX của người dân vẫn còn điểm và trong vòng 12 tháng (kể từ khi bị trừ) không có điểm nào bị trừ, lái xe sẽ được phục hồi lại đủ 12 điểm vào năm sau và sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Đề xuất những lỗi vi phạm giao thông bị trừ “sạch” 12 điểm trên Giấy phép lái xe
Mới đây, Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Trong đó, đáng chú ý là nội dung mức trừ điểm GPLX đối với các hành vi vi phạm luật giao thông của lái xe. Dự thảo Nghị định quy định 189 hành vi, nhóm hành vi bị trừ điểm GPLX và đặc biệt sẽ có 28 hành vi, nhóm hành vi bị trừ 12 điểm.
Theo đó, những hành vi, nhóm hành vi được Bộ Công an đề xuất trừ 12 điểm của GPLX khi lái xe vi phạm gồm:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất m.a tú.y.
– Điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%.
– Đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ trên 35km/h.
Theo Bộ Công an, những hành vi vi phạm có tính chất cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây t.ai nạ.n giao thông, hủy hoại công trình giao thông…
Với việc GPLX có nguy cơ bị trừ hết 12 điểm với những lỗi vi phạm trên, Bộ Công an cho biết là đủ tính răn đe đối với những lái xe cố tình vi phạm. Từ đó, luật cũng có tính giáo dục, động viên lái xe chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Theo chuyên gia xe Nguyễn Thanh Hải, ở nước ngoài đã áp dụng việc này từ rất lâu để giúp người dân tự nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.
“Việc này sẽ nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông khi họ đối diện nguy cơ không đủ điều kiện lái xe ra đường nếu bị trừ hết số điểm trong 1 năm. Cộng với việc bị phạt nguội qua camera, tôi tin chắc việc trừ điểm GPLX sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, đảm bảo an toàn giao thông, tránh hỗn loạn mạnh ai nấy đi như bây giờ”, vị chuyên gia này nói.
Cũng theo ông Hải, những hành vi như nồng độ cồn, chất m.a tu.ý sẽ khiến lái xe không thể làm chủ hành vi khi điều khiển nên việc trừ hết 12 điểm khi vi phạm là cần thiết, đủ tính răn đe.
Trước đó, báo Thanh Niên đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Giấy phép lái xe có 12 điểm, trừ hết sẽ không được lái trong 6 tháng”. Nội dung cụ thể như sau:
Bị trừ hết điểm sẽ phải học lại kiến thức về giao thông
Theo quy định tại luật, mỗi giấy phép lái xe (GPLX) có 12 điểm, dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về Trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) của người lái xe thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu. Nếu vi phạm, GPLX sẽ bị trừ số điểm tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi. Thông tin về điểm trừ GPLX sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người vi phạm biết. Chính phủ sẽ quy định chi tiết về các lỗi vi phạm bị trừ điểm, điểm trừ của từng lỗi, trình tự, thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm GPLX.
Từ 1.1.2025, mỗi GPLX sẽ có 12 điểm, dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về TTATGTĐB của người lái xe
GPLX được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất. Nếu bị trừ hết điểm, người có GPLX không được điều khiển phương tiện theo loại GPLX đó, sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm thì được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về TTATGTĐB do CSGT tổ chức. Kết quả đạt yêu cầu, GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết mỗi năm có khoảng 500.000 GPLX bị tước, khiến tài xế không được phép điều khiển phương tiện, tác động không nhỏ đến các hoạt động đi lại, lao động, sản xuất kinh doanh. Nhiều người vi phạm chấp nhận bỏ GPLX, dẫn tới tồn đọng, lãng phí rất lớn. Quy định về trừ điểm GPLX mang tính nhân văn hơn, nếu chưa bị trừ hết điểm thì tài xế tiếp tục được điều khiển phương tiện, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động như đã nêu.
Bằng lái có 12 điểm, trừ hết sẽ không được lái trong 6 tháng
Có ý kiến đề nghị giao Bộ GTVT tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về TTATGTĐB để phục hồi điểm GPLX, thay vì giao cho lực lượng CSGT, nhằm bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
UBTVQH cho hay kiểm tra kiến thức trong trường hợp trên không phải là sát hạch lại để cấp GPLX, nhưng sẽ có nội dung tương tự sát hạch lý thuyết cấp GPLX. Việc giao cho CSGT kiểm tra là phù hợp, vì lực lượng này có trách nhiệm quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi được cấp GPLX, cả về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, sức khỏe, tâm lý, tinh thần và hành vi tham gia giao thông.
Cũng liên quan đến GPLX, luật Giao thông đường bộ năm 2008 (đang có hiệu lực) quy định GPLX bao gồm 13 hạng: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC. Còn theo quy định mới tại luật TTATGTĐB, GPLX sẽ có nhiều thay đổi, bao gồm 15 hạng: A1, A, B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.
GPLX được cấp trước ngày luật mới có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX. Người học lái xe đã hoặc đang được đào tạo trước ngày luật mới có hiệu lực mà chưa được sát hạch, cấp GPLX thì được sát hạch, cấp GPLX theo phân hạng mới.
Xe chở học sinh phải có thiết bị “chống quên”
Một nội dung mới rất quan trọng tại luật TTATGTĐB là siết chặt quy định về đảm bảo TTATGT đối với ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh. Việc này được kỳ vọng sẽ ngăn chặn các vụ việc bỏ quên học sinh trên xe gây hậu quả đau lòng xảy ra thời gian qua.
Cụ thể, ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Ngoài ra, phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh trẻ em mầm non, học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; có màu sơn theo quy định của Chính phủ. Cùng đó là phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định pháp luật.
Khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, mỗi xe phải bố trí tối thiểu 1 người quản lý để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trong chuyến đi. Trường hợp xe từ 29 chỗ trở lên mà chở từ 27 trẻ em mầm non và học sinh tiểu học trở lên, phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe. Người quản lý, người lái xe có trách nhiệm kiểm tra trẻ em mầm non, học sinh tiểu học khi xuống xe; không được để trẻ em mầm non, học sinh tiểu học trên xe khi người quản lý và người lái xe đã rời xe.
Luật cũng nêu rõ lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm lái xe vận tải hành khách. Cơ sở giáo dục phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ em mầm non, học sinh; hướng dẫn cho lái xe và người quản lý trẻ em mầm non, học sinh nắm vững và thực hiện đúng quy trình; chịu trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi tổ chức đưa đón trẻ em mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục đó.
Quá trình xây dựng luật, có ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm bảo đảm TTATGTĐB trong việc tổ chức đưa đón trẻ em mầm non, học sinh không chỉ đối với cơ sở giáo dục, ngành giáo dục mà còn trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
UBTVQH cho biết bảo đảm TTATGTĐB nói chung là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và của toàn xã hội. Tuy nhiên, trách nhiệm chính bảo đảm TTATGTĐB trong việc tổ chức đưa đón trẻ em mầm non, học sinh là của cơ sở giáo dục có trẻ em mầm non, học sinh học tại cơ sở đó. Vì vậy, nội dung này được quy định như đã nêu.
Trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước
Theo quy định tại luật TTATGTĐB, người lái xe và người được chở trên ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông. Trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 m không được ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe chỉ có một hàng ghế. Người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp.
Ngoài ra, trẻ em dưới 7 tuổi, người khiếm thị, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ các đối tượng này khi đi qua đường.
Thanh tra giao thông không còn được quyền dừng xe
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định 2 lực lượng được quyền dừng phương tiện, gồm CSGT và thanh tra giao thông (TTGT). Kể từ 1.1.2025, luật TTATGTĐB quy định lực lượng duy nhất được quyền dừng phương tiện là CSGT (hoặc lực lượng khác trong CAND được huy động phối hợp). Điều này thống nhất với luật Đường bộ cũng được Quốc hội thông qua mới đây, khi quy định TTGT có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các điểm giao thông “tĩnh” như đơn vị vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ…
Sự thay đổi nêu trên nhằm bảo đảm thống nhất, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa lực lượng CSGT và lực lượng TTGT, tránh phiền hà cho người tham gia giao thông khi có nhiều lực lượng có thẩm quyền xử lý vi phạm trên đường bộ.
News
Sinh viên đổ xô đi làm shipper, kết quả nhận lại là gì?
‘Kinh tế sẽ thế nào khi sinh viên lên thành phố chỉ để bán tuổi trẻ cho mấy hãng xe công nghệ’. Theo một nghiên cứu của…
Tự tin lái VinFast chạy xuyên Đông Dương
Không phải địa phận nào ở Lào và Campuchia cũng có trạm sạc công cộng nhưng nhóm người Việt sử dụng xe điện VinFast vẫn có thể…
Thái độ của Chi Dân hiện tại ra sao
Trong lúc mạng xã hội đang xôn xao không ngừng vì hình ảnh Chi Dân bị bắt vì dương tính với chất cấm, thái độ của nam…
Tình cũ lên tiếng khi Chi Dân bị bắt giữ
Bức ảnh nam thanh niên nghi là Chi Dân bị bắt giữ vì dương tính với ma túy đang được lan truyền khắp mạng xã hội. Ninh…
Ninh Dương Lan Ngọc lên tiếng khi Chi Dân bị bắt giữ vì sử dụng chất cấm
Bức ảnh nam thanh niên nghi là Chi Dân bị bắt giữ vì dương tính với ma túy đang được lan truyền khắp mạng xã hội. Ninh…
Thông tin mới nhất về ca sĩ Chi Dân
Bức ảnh ca sĩ Chi Dân cầm que test có kết quả dương tính với ma túy, gương mặt đờ đẫn khiến cư dân mạng xôn xao….
End of content
No more pages to load