×

CSGT được hưởng bao nhiêu tiền từ việc xử phạt vi phạm giao thông, theo luật mới?

Tìm hiểu chi tiết về mức bồi dưỡng cho CSGT theo Nghị định 176 năm 2024. Mức chi tối đa cho công tác ban đêm và ban ngày, cùng với quy định sử dụng kinh phí từ xử phạt giao thông. Luật mới từ 1.1.2025 mang lại những thay đổi gì?

Theo bài đăng ngày 3/1 trên báo Thanh Niên, tiền từ xử phạt các trường hợp vi phạm giao thông theo luật mới ngoài chi bồi dưỡng cho CSGT, công chức, cán bộ,…còn được sử dụng cho nhiều khoản khác theo Nghị định 176.

CSGT, công chức, viên chức được hưởng bao nhiêu?

Theo Nghị định 176 năm 2024 của Chính phủ, từ ngày 1.1, mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ (trong đó có CSGT) trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Riêng đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.

Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.

UBND cấp tỉnh sử dụng tiền từ xử phạt vi phạm giao thông, như thế nào?

Theo Nghị định 176, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương; Bộ Công an; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt thì được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tiền phạt vi phạm giao thông còn được sử dụng thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị ch:ết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng (ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH)

Cụ thể, việc sử dụng tiền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương như sau:

Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị ch:ết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị ch:ết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

Giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn và thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.

Vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin phục vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trụ sở, nơi làm việc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nơi tạm giữ phương tiện.

Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu, cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Xây dựng, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Trong các khoản chi từ tiền thu được do xử phạt lỗi vi phạm có một khoản nhận được nhiều sự chú ý là hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự. Theo báo VTV đăng ngày 2/1 về quy định này, người báo tin vi phạm giao thông, người dân có thể nhận 5 triệu đồng.

Chính phủ ban hành Nghị định số 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025. Trong đó, đáng chú ý có quy định về việc “Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông”.

Theo đó, tại các Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định có quy định về nội dung chi và mức chi kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, tại khoản 11 của Điều 5 có quy định về việc “Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.”

Về mức chi, tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này quy định rõ: “Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5.000.000 đồng/01 vụ, việc.”

Với quy định nêu trên, bắt đầu từ ngày 01/01/2025, các cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông có thể được thưởng đến 5 triệu đồng/1 vụ, việc.

Related Posts

Chuyện không ngờ về đường con cái của mỹ nhân tên Ngọc

Trong làng giải trí Việt Nam, nhiều nghệ sĩ tên Ngọc đã trải qua những câu chuyện đặc biệt về hành trình làm mẹ. Nếu như Hồng Ngọc,…

VinFast thi hành chính sách “có trước có sau”, tặng chủ xe từ cũ lẫn mới ưu đãi không ngờ, nhẹ thì cả trăm triệu

Ưu đãi miễn phí sạc pin đến giữa năm 2027 của VinFast tiếp tục khiến thị trường “dậy sóng” và nể phục lối kinh doanh trọng tình,…

Dành cho người dùng sắp mua xe cũ: 3 cách nhận biết ô tô cũ đã bị sơn lại, để ý là biết ngay xe nào “hoàn lương đổi màu” không lo bị b:ị:p

Một trong những rủi ro khi mua ô tô cũ là xe bị sơn lại để che giấu hư hỏng do va chạm, vậy làm sao để…

Điểm danh hạng mục mô tô, xe máy được phép cải tạo mà không lo bị quy lỗi “độ chế”

  Từ 1/1/2025, người dân, doanh nghiệp có nhu cầu cải tạo xe mô tô, xe gắn máy thì được chứng nhận xe cải tạo tại các…

Học thợ bảo dưỡng cách đi xe máy sao cho tiết kiệm xăng trong mùa đông

Đi xe máy thế nào để tiết kiệm nhiên liệu trong mùa đông? Nhiệt độ xuống thấp trong mùa đông sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả…

VinFast nhận tin vui ngay thềm năm mới 2025

Bên cạnh nhiều sản phẩm thuần điện mới được giới thiệu trong năm 2024, cuộc đua trạm sạc đang dần nóng lên với sự xuất hiện của…