×

Xử lý thế nào khi gặp xe cấp cứu trên đường

Luật không quy định xe cộ phải ‘vượt đèn đỏ’ để nhường đường cho xe ưu tiên. Vậy xử lý thế nào trong tình huống thực tế này?

Ngày 12/1/2025, báo Tuổi Trẻ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu sợ mất 20 triệu, không nhường có thể mất 8 triệu, xử lý thế nào?”. Nội dung cụ thể như sau:


Nghe tiếng xe cứu thương, nhiều xe máy ngần ngại không dám rẽ phải để nhường đường – Ảnh: BÙI NHI
Nghị định 168 có hiệu lực từ 1-1-2025, với mức phạt nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông tăng nhiều lần so với trước đó. Trong đó người vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu có thể bị phạt tiền 4-6 triệu đồng với xe máy, và 18-20 triệu đồng với ô tô.

Đây là một trong những lý do khiến một số ý kiến cho rằng thà không nhường đường cho xe cấp cứu còn hơn mất 20 triệu vì lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online cũng cho thấy ở TP.HCM nhiều xe ngần ngại, không dám rẽ phải khi đèn đỏ dù gặp xe cứu thương.

Ô tô không dám đè “vạch xương cá” để nhường đường cho xe cứu thương

“Hôm trước trên đường Mai Chí Thọ (TP Thủ Đức), xe cứu thương hú còi liên tục nhưng các xe ô tô chỉ dám nhích sang mỗi bên một chút, chứ không dám đè vạch xương cá, vạch dừng đèn đỏ khiến xe cứu thương không di chuyển được”, bạn đọc Vinh kể.

Trong khi đó, bạn đọc Ana cũng từng bắt gặp hai xe cứu thương kẹt cứng nhưng không ai dám vượt đèn đỏ để nhường tại góc Điện Biên Phủ – Cao Thắng (quận 3, TP.HCM).

“Quy định pháp luật có lường trước được những trường hợp như thế này chưa?”, bạn đọc này đặt vấn đề.

Phản hồi đến Tuổi Trẻ Online, bạn đọc Nguyễn Thanh Hiệp viết: “Không nhường đường cho xe ưu tiên vì sợ bị phạt là lối nói cho qua chuyện thôi, hay nói cách khác là thiếu ý thức. Khi các xe bật đèn và còi ưu tiên lên thì con người có ý thức sẽ tự dừng lại và áp sát vào lề.

Thực tế khi tham gia giao thông trên đường, một vài người vô ý thức cứ thản nhiên chạy giữa đường hoặc dừng chờ đèn xanh mà không nhường đường cho xe có tín hiệu khẩn cấp. Tuy nhiên các xe được ưu tiên dù trong hoàn cảnh khẩn cấp cũng phải quan sát và điều chỉnh tốc độ thích hợp khi đi vào giao lộ”.

Vậy cần xử lý thế nào trong tình huống thực tế này?

Không nhường đường cho xe ưu tiên có thể bị phạt

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định quy tắc chung đối với người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.

Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự sau: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ…

Tín hiệu đèn giao thông có ba màu: xanh – vàng – đỏ. Theo quy định tại điểm c khoản 4 điều 11 của luật thì tín hiệu màu đỏ là cấm đi.

Xe cứu thương đi làm nhiệm vụ là một trong những xe ưu tiên được quy định tại điều 27 của luật. Các xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác.

Các xe ưu tiên (trừ xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông; đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được.

Khoản 5 điều 27 cũng quy định khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường…

Nếu người điều khiển ô tô không nhường đường có thể bị phạt từ 6 đến 8 triệu đồng (theo quy định tại điểm b khoản 6 điều 6 nghị định 168/2024).

Như vậy, theo quy định của luật, xe cứu thương là xe ưu tiên, được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông. Để nhường đường cho xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại.

Luật không quy định các phương tiện tham gia giao thông khác phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên. Vì vậy, việc người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị xử phạt 8 – 20 triệu đồng (theo quy định tại điểm b khoản 9 điều 6 nghị định 168/2024).

Trên thực tế, đường phố tại TP.HCM đông đúc, tại một số địa điểm, thời điểm thường xuyên ùn tắc, không còn không gian trống để các phương tiện đang ở phía trước xe cứu thương có thể xử lý như quy định.

Trong một số trường hợp, để nhường đường, các loại xe cộ khi tham gia giao thông có thể phải vượt đèn đỏ để tạo không gian cho xe cứu thương di chuyển. Nhưng vượt đèn đỏ là vi phạm, có thể bị xử phạt nên các xe phía trước xe cứu thương “án binh bất động” khi gặp tín hiệu đèn đỏ. Xe cứu thương không thể chạy được.

Theo ý kiến cá nhân tôi, tại những địa điểm ùn tắc, để xe cứu thương và các loại xe ưu tiên khác có thể di chuyển được, cần thường xuyên có người điều khiển giao thông hướng dẫn, ra hiệu lệnh để các phương tiện di chuyển trật tự, tạo không gian, nhường đường cho xe cứu thương nói riêng, xe ưu tiên nói chung.

Theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, dù có vượt đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện giao thông vẫn không vi phạm, không bị xử phạt.

Cục Cảnh sát giao thông: Người dân an tâm, không có chuyện tùy tiện xử phạt

Nếu đang dừng đèn đỏ, các làn đường đều kín đặc xe, xe ưu tiên ở ngay sau xe của ta thì ta được phép vượt qua vạch dừng của ngã tư, đi lên và tạt vào bên phải để nhường đường.

Với trường hợp cá nhân bị chụp ảnh mà chỉ có bạn vượt đèn đỏ nhưng không có xe ưu tiên đằng sau trong bức hình, từ hình ảnh thu lượm qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và hình ảnh do cá nhân cung cấp sẽ được lực lượng chức năng xem xét rất kỹ.

Lực lượng chức năng sẽ xem xét, xác định vị trí. Khi mời chủ xe lên xử lý hợp tác cũng cần nghe giải trình của người vi phạm. Tiếp đó cũng cần xác minh giải trình đó để xem có hay không có hành vi này.

Người dân có thể an tâm là người có thẩm quyền ra quyết định phải có trách nhiệm, nên không thể tùy tiện xử phạt. Nếu anh ra quyết định xử phạt sai thì phải bác quyết định đó, thậm chí cần bồi hoàn.

(Trích ý kiến đại tá Nguyễn Quang Nhật – trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông – Cục CSGT (Bộ Công an) trong buổi giao lưu trực tuyến “Những điều cần biết về tăng mạnh mức xử phạt vi phạm giao thông theo nghị định 168”, do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào ngày 7-1-2025).

Trước đó, báo Dân Trí cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Có bị xử phạt nếu vượt đèn đỏ để nhường đường xe cứu thương?”. Nội dung cụ thể như sau:

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông tăng gấp nhiều lần so với quy định cũ, trong đó có mức phạt với hành vi vượt đèn đỏ. Theo đó, người vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với xe máy và 8-20 triệu đồng đối với ô tô.

Tuy nhiên, có một vấn đề được nhiều người đặt ra, đó là trong trường hợp buộc phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, người điều khiển phương tiện có bị xử phạt hay không?

Luật sư Quách Thành Lực – Giám đốc Công ty Luật Pháp trị, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Khoản 3, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định người điều khiển phương tiện không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị xử phạt về hành vi “Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ”.

Mức phạt cho người lái ô tô vi phạm là phạt tiền 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2-4 tháng còn với người lái xe máy là 1-2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, mức phạt cho ôtô hiện nay tăng lên thành 8-20 triệu đồng, còn xe máy là 4-6 triệu đồng.

Theo tâm lý thông thường, việc nhiều người lo sợ, không dám vượt đèn đỏ dù phía sau là xe ưu tiên là tâm lý thông thường khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, căn cứ quy định của pháp luật, người vượt đèn đỏ trong trường hợp này sẽ không bị xử phạt.

Theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết là trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. Điều 12 Luật này quy định tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy, đối với trường hợp buộc phải vượt đèn đỏ để nhường đường cho các xe ưu tiên, có thể thấy đây là việc làm cần thiết. Đây là hành động vi phạm, song chỉ gây thiệt hại cho trật tự quản lý hành chính, an toàn giao thông. Thiệt hại này nhỏ hơn so với thiệt hại sức khỏe, tính mạng của người trên phương tiện xe cấp cứu. Do đó, đây là trường hợp vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm, người vi phạm không bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính.

Related Posts

Nhà chồng MC Mai Ngọc sửa sang căn hộ tỉ mỉ

Cơ ngơi nhà chồng MC Mai Ngọc có không gian rộng lớn, được thiết kế theo kiểu lâu đài với phong cách sang trọng. Ông xã của…

Bên trong căn nhà chồng của MC Mai Ngọc

Cơ ngơi nhà chồng MC Mai Ngọc có không gian rộng lớn, được thiết kế theo kiểu lâu đài với phong cách sang trọng. Ông xã của…

Ré:n ngang: Không “vẫy tay” khi sang đường sẽ bị phạt, cụ thể thế nào?

Trước đây, Luật Giao thông đường bộ 2008 hay Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều không có quy định về vấn đề “đi bộ sang đường buộc phải có…

Không “vẫy tay” khi sang đường sẽ bị phạt bao nhiêu?

Trước đây, Luật Giao thông đường bộ 2008 hay Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều không có quy định về vấn đề “đi bộ sang đường buộc phải có…

Thực hư thông tin vợ chồng, anh em đi xe của nhau bị CSGT xử phạt

Từ tháng 7/2025, quy định mới về sử dụng xe không chính chủ có thể khiến nhiều người lo lắng. Việc vợ chồng hay anh em dùng…

2 bé sinh đôi nhà Phương Oanh thu hút nhất 1 điểm

Hơn 8 tháng tuổi, bé Jenny – con gái Phương Oanh ngày càng rõ nét xinh xắn, nữ tính, ngoại hình dễ nhận diện khi đặt cạnh…