×

Trách vợ không dậy nấu bữa sáng cho gia đình, tôi đáp lại khiến chồng phải nghĩ lại

Tôi và chồng cưới nhau được 3 năm, có một bé gái hơn 1 tuổi. Con rất đáng yêu, là niềm vui duy nhất giúp tôi cố gắng trong những ngày tháng nặng nề này. Nhưng kể từ khi tôi sinh mổ bé đầu lòng, những rạn nứt trong hôn nhân càng ngày càng lộ rõ.

Lần đầu mang thai, tôi nghén nặng, cơ thể yếu, tinh thần mệt mỏi, nhưng chồng lại vô tâm. Anh mải mê với công việc, bỏ mặc tôi loay hoay tự chăm sóc mình. Đến ngày sinh, nỗi đau từ vết mổ khiến tôi như kiệt sức, nhưng điều khiến tôi đau lòng hơn cả là sự thờ ơ của chồng. Tôi mới sinh được 4 ngày, anh đã hào hứng đi nhậu cùng bạn bè. Tôi khẩn thiết nói rằng mình cần anh ở bên chăm sóc, nhưng anh chỉ đáp: “Kèo này là công việc, anh mà không đi thì khó coi lắm”. Câu nói ấy như nhát dao cắt đứt niềm tin cuối cùng trong tôi.

Chồng trách vợ không dậy sớm nấu ăn cho bố mẹ, tôi đáp lại 1 câu khiến anh cứng họng - 1

Câu nói của chồng như nhát dao cắt đứt niềm tin cuối cùng trong tôi. (Ảnh minh họa)

Sau khi sinh mổ, vết thương không chỉ ở cơ thể mà còn trong lòng tôi ngày một lớn. Ông bà nội yêu cháu, nhưng con gái vừa đầy tháng, họ đã giục tôi sinh thêm. “Cố đẻ 5 đứa để nhà cửa thêm đông vui”, mẹ chồng nói như thể đó là điều hiển nhiên. Chồng tôi không những không phản đối mà còn đồng tình. Tôi nhìn họ, lòng trĩu nặng. Cơ thể tôi còn chưa phục hồi, nhưng không ai quan tâm đến sức khỏe hay cảm xúc của tôi. Tôi không phải một cái máy đẻ, càng không muốn gắn bó cả đời trong một gia đình mà vai trò của tôi chỉ được đánh giá qua việc sinh con.

Tôi không nói gì thêm, nhưng câu chuyện nấu cơm sáng một lần nữa làm lòng tôi dậy sóng. Bố mẹ chồng dậy sớm từ 4, 5 giờ sáng, nấu cơm cho cả nhà. Tôi chỉ có 2 ngày cuối tuần để nghỉ ngơi, chăm con, nhưng chồng lại trách tôi lười biếng, không dậy nấu cơm cho ông bà. “Anh cưới tôi về để hầu hạ nhà anh sao? Nếu anh thương mẹ, tại sao anh không xuống bếp nấu cho bà?”, tôi hỏi thẳng.

Tôi sinh mổ, cơ thể yếu, con nhỏ lại rất bám mẹ. Mỗi lần tôi rời khỏi giường, con gái sẽ tỉnh dậy khóc đòi mẹ. Tôi ở nhà đã lo hết cơm trưa, cơm tối và việc nhà, chỉ riêng bữa sáng ông bà tự nấu vì dậy sớm. Vậy mà chồng không những không cảm thông mà còn trách móc tôi thiếu trách nhiệm.

Tôi đề nghị ly hôn. Gia đình 2 bên và chồng đều phản đối, nói tôi quá trẻ con, chưa suy nghĩ chín chắn. Nhưng liệu họ có hiểu những tổn thương tôi đã chịu đựng?

Sau sinh mổ 6 tuần, khi đi kiểm tra sức khỏe, tôi phát hiện vết mổ bị tụ dịch và phải bước vào hành trình điều trị kéo dài. Tôi đã đánh đổi cả sức khỏe, thậm chí là đối mặt với nguy cơ tính mạng để mang con đến với thế giới này. Thế nhưng, điều tôi nhận lại là gì? Một người chồng vô tâm, chỉ biết trách móc, một gia đình lúc nào cũng đòi hỏi và áp lực và một tương lai u ám đầy những gánh nặng mà lẽ ra tôi không đáng phải gánh chịu.

Bài tâm sự được gửi từ độc giả có email: nhannguyen…@gmail.com

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tụ dịch vết mổ sau sinh?

Tụ dịch vết mổ sau sinh là tình trạng dịch (bao gồm máu, huyết tương hoặc các chất lỏng khác) tích tụ ở khu vực xung quanh vết mổ. Đây là một biến chứng có thể xảy ra sau sinh mổ và thường xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:

1. Quá trình lành vết thương bị ảnh hưởng

Khâu vết mổ không đúng kỹ thuật: Nếu các lớp mô không được khâu chặt hoặc đúng cách, dịch có thể rò rỉ và tích tụ.

Lưu thông máu kém: Ở một số người, quá trình tuần hoàn máu đến vết mổ không tốt, khiến dịch không được hấp thu và dẫn đến tụ dịch.

2. Nhiễm trùng vết mổ

Nhiễm trùng là một nguyên nhân phổ biến gây tụ dịch. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết mổ qua dụng cụ phẫu thuật, băng gạc không đảm bảo vệ sinh hoặc quá trình chăm sóc vết mổ không đúng cách.

Khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ sản sinh dịch mủ, gây tụ dịch tại vùng vết mổ.

3. Chuyển động hoặc áp lực quá mức lên vết mổ

Hoạt động sớm sau phẫu thuật: Mẹ bầu vận động mạnh, gắng sức hoặc không nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây áp lực lên vết mổ, khiến dịch không thoát được và tích tụ.

Ho hoặc hắt hơi mạnh: Những hoạt động này có thể làm tăng áp lực vùng bụng và ảnh hưởng đến vết mổ.

4. Cơ địa và yếu tố cá nhân

Cơ địa dễ tụ dịch: Một số người có cơ địa dễ bị tụ dịch hơn do cấu trúc mô hoặc khả năng lành thương kém.

Bệnh lý nền: Các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc suy giảm miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ tụ dịch.

5. Dụng cụ hoặc vật liệu phẫu thuật

Phản ứng với chỉ khâu: Ở một số người, cơ thể có thể phản ứng với vật liệu chỉ khâu, gây viêm hoặc tụ dịch.

Sót dị vật: Nếu trong quá trình phẫu thuật có sơ sót, dị vật (chỉ khâu, bông gạc nhỏ) còn sót lại cũng có thể gây tụ dịch.

Related Posts

Diễn với trai Tây, Phương Oanh khóc nức nở nói về cuộc sống hiện tại với Shark Bình

Đây là lần đầu tiên Phương Oanh trình diễn ở “Bước nhảy hoàn vũ 2024”. Trước đó, nữ diễn viên là người chơi được chọn để thay…

2 nạn nhân may mắn được cứu sống sau tai nạn máy bay tại Hàn Quốc

Anh Lee may mắn được cứu sống sau vụ tai nạn máy bay ở Hàn Quốc vào sáng 29/12. Báo Người đưa tin đăng tải bài viết…

MC Mai Ngọc lên tiếng về đám cưới của mình

Sau 8 tháng công bố thông tin ly hôn với chồng là thiếu gia Hoài Nam, MC Mai Ngọc tổ chức đám cưới với bạn trai kín…

Á:m ản:h dòng tin nhắn cuối cùng của nạ:n nhân vụ r:ơ:i máy bay ở Hàn Quốc, nói 1 câu nghe x;ót x;a

Báo Người đưa tin Hàn Quốc đã đưa nội dung dòng tin nhắn cuối cùng của một hành khách trên chuyến bay mang số hiệu 7C 2216…

Chồng mới của MC Mai Ngọc là ai?

Soi ra profile, dân tình cảm thấy quá xứng lứa vừa đôi. Kể từ thông báo ly hôn, cuộc sống của MC Mai Ngọc (SN 1990) luôn nhận được…

MC Thời tiết Mai Ngọc tổ chức đám cưới tại Bắc Giang sau 9 tháng thông báo ly hôn

Nữ MC diện váy cưới cúp ngực lộng lẫy trong lễ cưới hôm 27/12 ở Bắc Giang. Người đẹp kín tiếng, không chia sẻ thông tin, hình…