×

Truytìm quán bún riêu rẻ nhất Sài Gòn: xin thêm gì cũng cho, mua 5000 đồng cũng bán, dọn hàng ra chỉ một giờ đã hết vèo

Gọi là quán nhưng chỉ là vỏn vẹn một nồi bún riêu và chiếc bàn dài. Bà Cả bán đúng một tiếng đồng hồ, giá từ 5.000 đến 10.000 đồng, ai chậm chân đều sẽ ôm bụng đói buổi sáng trở về.

– Có thêm tí riêu không?, bà lão hỏi.

– Cái gì, chanh á hả?, bà Cả vừa múc vội tô bún, vừa đáp.

– Riêu ấy.

– À, à! Đầy đây, để thêm cho bà…

Cứ vậy, dù tô bún riêu chỉ có giá 5.000 đồng, nhưng nếu thực khách muốn thêm tí cà chua, rau sống, riêu cua, đậu hũ…, gánh bún rẻ nhất Sài Gòn của bà Cả (65 tuổi) vẫn đảm bảo cho miễn phí.

Quán bún riêu rẻ nhất TPHCM: 5.000 đồng cũng bán, chỉ một giờ hết vèo - 1
Thực khách ngồi chật kín bàn, đứng đợi được thưởng thức tô bún riêu được mệnh danh rẻ nhất TPHCM (Ảnh: Loan Tô).

Hàng chục năm bán bún riêu chỉ đủ tiền đi chợ một ngày

Bà Cả tên thật là Nguyễn Thị Hải (65 tuổi, ngụ phường 13, Gò Vấp, TPHCM). Năm 25 tuổi, sau khi lấy chồng, bà chuyển về căn nhà trên đường Trương Minh Ký sinh sống. Nhận thấy xung quanh đều là người miền Bắc di tản vào làm công việc nặng nhọc, ít có cuộc sống đủ đầy, bà Cả bèn kê chiếc bàn, nấu nồi bún riêu bán với giá 500 đồng.

Thời điểm ấy, chính giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo đủ tiêu chí no căng bụng buổi sáng khiến gánh bún bà Cả bỗng chốc nổi tiếng. Sau này, vật giá leo thang, tô bún của bà Cả tăng lên 1.000 đồng, 3.000 đồng, 5.000 đồng.

Cách đây 3 năm thì đạt giá 10.000 đồng và suốt nhiều năm vẫn được bà Cả cầm chừng giữ giá. Thậm chí đối với người già có khẩu phần ăn ít hoặc người không có điều kiện, bà Cả còn sẵn sàng bán những tô với giá 5.000 đồng nhưng đều đầy đủ bún, đậu hũ chiên, cà chua và riêu cua.

“Ở đây cô bán chỉ đủ tiền đi chợ, nhà nào trước đây cũng nghèo khó, hàng xóm sống chung với nhau nên chủ yếu phục vụ bà con là chính”, bà Cả kể.

Quán bún riêu rẻ nhất TPHCM: 5.000 đồng cũng bán, chỉ một giờ hết vèo - 2

45 năm buôn bán, bà Cả chỉ mong đủ tiền lo được tiền đi chợ mỗi ngày (Ảnh: Loan Tô).

Mỗi ngày, bà Cả thức dậy lúc 3h30 để chuẩn bị nấu, đúng 6h30 sẽ bưng nồi nước lèo cùng bàn ghế nhựa ra trước con đường. Bà bán đúng 1 nồi bún đến 7h30, bao nhiêu năm vẫn vậy, chỉ cần chậm chân một phút, thực khách đều phải trở về với chiếc bụng đói.

Và điều đặc biệt, suốt một năm vì lý do lo cho buổi ăn sáng của người Sài Gòn như thế nên bà chỉ nghỉ duy nhất mùng 1 Tết.

“Con cái cũng kêu nghỉ nhưng tôi còn đủ sức đi chợ, nấu ăn nên vẫn còn làm. Ở đây vì quen nên đôi khi chỉ nghỉ một ngày thôi bà con đã biết mình bận việc, ốm đau liền tới nhà hỏi thăm ngay”, bà Cả cười.

Ăn tô bún riêu suốt 40 năm với giá 5.000 đồng

Tô bún riêu của bà Cả đơn giản, chỉ là phần bún cho thêm rau muống bào sợi, sau đó chêm nước lèo, đậu hũ, riêu cua, cà chua… Thế nhưng, lúc nào cũng chật ních người ngồi, kẻ đứng.

Buổi sáng 5/10, phóng viên ghé thăm thì đã có hơn chục thực khách ngồi đợi được thưởng thức tô bún. Bà Cả chia sẻ, vì món ăn hợp túi tiền dân lao động, đồng thời đa phần là hàng xóm, cư dân trên con đường nên đã có vô vàn người gắn bó với nồi bún riêu hơn 40 năm.

Vì vậy, quán bún riêu bà Cả là một kí ức của người dân trên con đường Trương Minh Ký (quận Gò Vấp, TPHCM), thậm chí mọi người ví von đây là quán bún riêu rẻ nhất TPHCM.

Ngồi ăn vội tô bún riêu để kịp giờ đến chợ, bà Nguyễn Thị My (70 tuổi) chia sẻ bản thân là thực khách suốt cả chục năm. Tô bún ngon, rẻ, đặc biệt tính tình bà Cả dễ chịu, xin thêm rau, thêm thịt đều thoải mái nên ai nấy rất hài lòng.

“Giờ tôi già không ăn nhiều nên mỗi ngày chỉ ra thêm tí bún với riêu, bà Cả lấy đúng 5 nghìn đồng, đưa thêm là nhất quyết từ chối. Lòng bà chủ tốt, bán như cho vậy nên tôi rất mừng”, bà My nói.

Bà Nguyễn Thị Bình (74 tuổi) ngồi cạnh vừa ăn vừa kể, khi xưa bà là dân ở trung tâm quận 1 TPHCM. Mỗi lần về thăm người thân, bà đã ăn sáng tại đây rồi cứ thế gắn bó đến bây giờ.

“Sau có tuổi rồi, tôi chuyển về đây sống. Mỗi sáng đổi món này một tí, kia một tí, nhưng gắn bó nhất vẫn là bún riêu bà Cả. Bà hào sảng, vui vẻ nên ai cũng quý, nghỉ bán là chúng tôi đến nhà hỏi thăm”, bà Bình cười.

Quán bún riêu rẻ nhất TPHCM: 5.000 đồng cũng bán, chỉ một giờ hết vèo - 4
Vì lòng hào sảng của bà chủ quán nên nhiều người dân ở con đường rất yêu quý (Ảnh: Loan Tô).

7 giờ 30 phút, nồi nước lèo đã cạn. Thấy bà Cả gói ghém đồ đạc, hàng xóm lại phụ giúp một tay. Đặc biệt từ sau khi chồng mất, gánh bún riêu lại có thêm sự hỗ trợ của chị em trong xóm, quán cũng thành nơi nói cười rôm rả nhất con đường.

Bởi mới thấy, bà Cả không chỉ bán bún riêu mà còn bán cả ký ức và tình làng nghĩa xóm người Sài Gòn!

Related Posts

Chân dung Đại tá Nguyễn Thế Dũng – phi công dẫn đầu đội hình “hổ mang chúa” Su-30MK2

Được biết đây là phi công đã có kinh nghiệm nhiều lần tham gia bay trình diễn trong các sự kiện trọng đại Càng gần sát ngày…

Nhà có 3 anh em trai, tôi là con trưởng bỗng dưng bị bố mẹ gạch tên khỏi d/i ch/úc

Anh là con trưởng, là người từng được cả họ kỳ vọng, giờ bị chính bố mình gạch tên khỏi di chúc… Tôi là vợ của anh…

Về quê dịp lễ, nhìn mâm cơm bố mẹ ăn với hơn 10 bộ bát đũa ngoài trời mà tôi ứa nước mắt, quay xe về ngay thành phố không phút chần chừ

Tôi về nhà vào dịp lễ với gia đình chứ không đi du lịch như mọi lần nữa. Mọi năm, cứ đến dịp lễ là vợ chồng…

Chồng nói “chưa đủ tiền mua nhà”, đến khi vợ b;í m//ật tra sổ đỏ thì tên chủ sở hữu lại là…

7 năm sống chung, vợ chồng Tùng và My vẫn phải thuê nhà.Anh Tùng lúc nào cũng bảo: “Từ từ, anh đang gom tiền, đầu tư vào…

Vụ người cha đi tìm công lý ở Vĩnh Long: Trưởng công an huyện nói không có họ hàng với tài xế gay tainan

Nguyên Trưởng Công an huyện Trà Ôn khẳng định, không chỉ đạo CSGT thay đổi hiện trường, hồ sơ về vụ tai nạn giao thông làm nữ…

Nhân vật ký quyết định không kh:;ởi t:ố nam tài xế trong vụ người cha đi tìm công lý ở Vĩnh Long k::êu o:an 

Nguyên Trưởng Công an huyện Trà Ôn khẳng định, không chỉ đạo CSGT thay đổi hiện trường, hồ sơ về vụ tai nạn giao thông làm nữ…