Theo dự thảo, trường hợp bị can, người bào chữa (Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội…) yêu cầu sao chụp tài liệu tại cơ quan điều tra, VKS thì sẽ phải chịu chi phí là 1.500 đồng/trang A4.
Bộ Tư pháp vừa công bố Tài liệu cho ý kiến về Hồ sơ dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Cần thiết phải ban hành Pháp lệnh chi phí tố tụng
Theo dự thảo tờ trình, TAND Tối cao (cơ quan chủ trì soạn thảo Pháp lệnh) cho biết, Điều 169 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Điều 370 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đều quy định: “Căn cứ vào quy định của Bộ luật này, UBTVQH quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ… chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án”.
Tuy nhiên, đến nay văn bản quy định cụ thể về chi phí tố tụng; về việc miễn, giảm các loại chi phí tố tụng nêu trên vẫn chưa được ban hành.
Đơn cử như đối với chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; chi phí cho người chứng kiến, người dịch thuật trong tố tụng hình sự hiện nay chưa có văn bản quy định chi tiết.
Ngoài ra, thực tiễn áp dụng pháp luật về chi phí tố tụng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau: Việc áp dụng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tại các tòa án còn chưa thống nhất về việc tính tiền tạm ứng, trình tự, thủ tục thu, mức thu, mức chi; mức chi cho Hội thẩm còn thấp… Điều này gây lúng túng trong thực tiễn áp dụng.
Từ đó, cơ quan soạn thảo cho rằng, việc xây dựng Pháp lệnh Chi phí tố tụng là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý tháo gỡ vướng mắc cho thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hình sự, vụ án hành chính.
Bị can yêu cầu sao chụp tài liệu tại CQĐT, VKS phải trả chi phí
Hiện nay, trong tố tụng hình sự có quy định về quyền sao chụp tài liệu của bị can, người bào chữa nhưng trên thực tế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện việc đọc, ghi chép, sao chụp
Thực tế Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định về việc chi trả cho việc sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4 nhưng quy định này chỉ áp dụng đối với việc sao chụp tài liệu tại Tòa án. Tuy nhiên, đối với vụ án hình sự tại các giai đoạn tiến hành tố tụng như giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố thì khi bị can, người bào chữa yêu cầu được sao chụp hồ sơ vụ án thì thủ tục chi trả như thế nào và ai là người phải chi trả chi phí sao chụp này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng dẫn đến khi áp dụng các cơ quan tiến hành tố tụng rất lúng túng.
Đặc biệt, theo TAND Tối cao đối với trường hợp bị can đang bị tạm giam thì quyền thực hiện việc sao chụp tài liệu được thực hiện như thế nào và khoản chi phí sao chụp tài liệu do cơ quan tiến hành tố tụng phải chi trả hay người nhà bị can phải chi trả khi sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án để thực hiện quyền bào chữa của mình.
Do đó, tại dự thảo Pháp lệnh Chi phí tố tụng (dự thảo 3), cơ quan soạn thảo đề xuất trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải sao chụp tài liệu cung cấp cho bị can để đảm bảo thực hiện quyền của bị can được đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội thì chi phí sao chụp (1.500 đồng/trang A4) sẽ do Nhà nước bảo đảm kinh phí.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị can, người bào chữa (Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý) yêu cầu sao chụp tài liệu thì bị can, người bào chữa phải chịu chi phí sao chụp tài liệu là 1.500 đồng/trang A4.
Theo TAND Tối cao, việc bổ sung những chi phí nêu trên vào phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh là để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, bảo đảm tính khả thi của việc thi hành các quy định về phiên tòa trực tuyến, thực hiện quyền của bị can, người bào chữa. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên đưa những chi phí nêu trên vào phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh vì cho rằng những chi phí này là chi phí trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc là những khoản chi thường xuyên.
Vì vậy, TAND Tối cao xin ý kiến của UBTVQH về vấn đề này.
News
Cô nổi tiếng nhờ một vai phụ, nhan sắc không thua kém Phạm Băng Băng, nay cuộc sống cũng không kém cạnh khi gả vào một gia đình giàu có!
Vương Diễm đã đóng rất nhiều tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình, và bộ phim Hoàn Châu Cách Cách chắc chắn là một tác phẩm…
Lâm Tâm Như có cái mũi đẹp, Triệu Vy có đôi mắt đẹp, Vương Diễm có khóe miệng đẹp nhưngđây mới là người sở hữu khuôn mặ t hoàn mỹ
Cùng chỉ ra những điểm đẹp nhất trên gương mặt của một số mỹ nhân Cbiz và xem ai là người hoàn mỹ nhất. Giả Tịnh Văn…
Chuyện lạ ở xứ Mỹ: Đôi vợ chồng bỏ cọc Tesla mua VinFast VF 8, bị n:ém đ:á rất nhiều nhưng sau này có thể tự hào vì 1 điều
‘Dân tổ’ Mỹ trải nghiệm VinFast VF 8: ‘Chạy hơn 160 km/h vẫn luồn lách mượt trên cao tốc’. Mới đây, trên kênh YouTube PhoBolsa TV đã…
Đây là cách giúp chủ xe tận dụng tối đa không gian cốp xe máy
Mẹo giúp tận dụng tối đa không gian cốp xe máy Tối ưu hóa không gian cốp xe máy là vấn đề được nhiều người dùng quan…
Vì sao chỉ hơn 2 năm từ khi chuyển sang thuần điện, VinFast đã trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam?
Giới chuyên gia nhìn nhận, mốc son lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi hãng xe nội địa VinFast vượt lên hết tất…
Có thể nhận 35.000 tỷ đồng từ Vingroup và 50.000 tỷ đồng từ ông Phạm Nhật Vượng, VinFast đang có những kế hoạch gì?
Vừa vươn lên đứng đầu thị trường Việt, VinFast đang làm gì? Có thể nhận 35.000 tỷ đồng từ Vingroup và 50.000 tỷ đồng từ ông Phạm…
End of content
No more pages to load