×

Tranh cãi bài thơ trong SGK tiếng Việt lớp 6 đến người lớn còn khó hiểu: “Triu… uýt… huýt… tu hìu…” là gì?

Cách đây không lâu, bài thơ “Bắt nạt” trong sách giáo trình tiếng Việt lớp 6, tập 1, thuộc bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh đã gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi trên mạng xã hội. Nội dung bài thơ phản ánh vấn nạn phổ biến trong học đường, đó là học sinh bắt nạt nhau.

Tuy nhiên, có nhiều đánh giá rằng nội dung của bài thơ chỉ tập trung vào việc tạo vần mà không có sự sáng tạo thực sự. Các cụm từ như “trêu mù tạt”, “nhảy híp hóp cho hay”… được nhận xét là thiếu ý nghĩa, so sánh vô nghĩa và thiếu giá trị sâu sắc. Mới đây, lại thêm một bài thơ trong SGK lớp 6 trở thành tâm điểm tranh cãi với một câu thơ “Triu… uýt… huýt… tu hìu…”.

Tranh cãi bài thơ trong SGK tiếng Việt lớp 6 đến người lớn còn khó hiểu: 'Triu… uýt… huýt… tu hìu…'
Tranh cãi bài thơ trong SGK tiếng Việt lớp 6 đến người lớn còn khó hiểu: “Triu… uýt… huýt… tu hìu…”

Theo đó, bài thơ gây chú ý lần này là của nhà thơ Mai Văn Phấn có tên “Con chào mào” trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 (Bộ Kết nối tri thức) đã và đang nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau.

Câu thứ ba trong khổ một của bài thơ, “Triu … uýt… huýt … tu hìu …” được mô tả là tiếng kêu của chào mào. Một số người tự hỏi liệu học sinh lớp 6 có đủ khả năng để hiểu và cảm nhận được đây là cách thể hiện âm giọng của tiếng chim chào mào trong câu thơ hay không.

Nói về bài thơ này, nhiều cư dân mạng cho biết: “Từ lúc có mặt trên cuộc đời này, 38 năm, chưa bao giờ thấy con chào mào mũ đỏ bao giờ?”; “‘Triu … uýt… huýt … tu hìu …’ con chào mào này hót sai cú pháp à?”; “Mình đọc còn khó hiểu huống chi là học sinhlớp 6 mà thơ trúc trắc khó đọc, chưa kể chim chào mào hót tiếng ngoại ngữ”, một số quan điểm của netizen.

Trước đó, bài thơ 'Bắt nạt' cũng khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao.
Trước đó, bài thơ “Bắt nạt” cũng khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao.

Về phía giáo viên, khi đề cập đến bài thơ này, một giáo viên đã chia sẻ rằng thậm chí đối với các đồng nghiệp của mình, việc giải thích các từ ngữ như “triu” và “hìu” trong bài thơ cũng không phải chuyện đơn giản. Mặc dù tác giả có giải thích chúng là tiếng kêu của chim, nhưng trong quá trình dạy và học thơ, việc sử dụng từ ngữ cần phải có ý nghĩa rõ ràng để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình học, đặc biệt đối với học sinh lớp 6 đến từ nhiều vùng miền khác nhau với cảm cảm thụ và hiểu biết khác nhau.

Bài thơ hiện vẫn đang làm dậy sóng cộng đồng mạng và tạo ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Nhiều người cũng lên tiếng rằng nội dung của bài thơ qua trừu tượng có thể gây khó khăn cho việc hiểu bài của học sinh lớp 6.

Related Posts

Lấy chồng già, hí hửng ông ta sống chẳng được mấy rồi tiền sẽ là của mình nào ngờ đêm tân hôn ông đưa tôi vào căn phòng đã khóa kín suốt 20 năm, vừa lật chắn lên tôi sốc đ:;ạp tung cửa bỏ chạy…

Tôi 27, xinh đẹp, chưa từng yêu ai sâu đậm. Anh em bạn bè cười cợt khi tôi đồng ý lấy một ông chồng góa đã ngoài…

Hỗ trợ chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe điện, vừa nhìn số tiền người dân phải thốt lên ‘quá ít’

Hà Nội – Sở Xây dựng vừa đề xuất thành phố mức hỗ trợ người dân chuyển đổi xe điện, cao nhất là 5 triệu đồng đối với hộ…

Bà nhà tôi mới mất, 5 thằng con trai đã nằng nặc đòi chia lô đất vàng ngay cạnh khu công nghiệp, tôi bảo “chờ mẹ con về báo mộng” – và rồi đêm đó tôi đi trước lũ con 1 bước…

Bà nhà tôi mất đúng vào ngày mùng Một. Trời không mưa, nhưng âm u như thể biết sắp có chuyện chẳng lành. Tang lễ chưa tròn…

KHẨN CẤP: Bão WIPHA giật cấp 11 đang di chuyển nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực đất liền

Tin bão WIPHA mới nhất, hiện cơn bão WIPHA đang cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, di chuyển nhanh, mỗi giờ đi được 30km. Ngày 18…

Đã rõ thực hư bức ảnh Thủ khoa khối C19 đạt 29,75 điểm nhưng trượt tốt nghiệp

Trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh về điểm số của một thí sinh đạt 29,75 điểm xét tuyển đại học khối C19 nhưng lại trượt…

Sự trùng hợp rợ//n ng//ười giữa bão Yagi và Wipha

Theo cập nhật mới nhất của cơ quan khí tượng, bão WIPHA đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, trở thành…