Ngày 13/10, sau khi phim Đất rừng phương Nam do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thực hiện ra mắt suất chiếu sớm, tác phẩm đã gây sốt trên mạng xã hội với hàng loạt ý kiến trái chiều. Trong đó, nhiều khán giả dành nhiều lời khen cho phim nhưng cũng không ít người cho rằng phim đề cao vai trò Thiên Địa hội, Nghĩa Hòa đoàn là xuyên tạc lịch sử, trong đó câu chuyện về các bang nhóm như Thiên Địa Hội, Nghĩa Hoà Đoàn được dành khá nhiều ”đất diễn”.
Thực tế, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và Thiên Địa Hội là những phong trào bạo lực ở tại Bắc Bộ Trung Quốc, khởi xướng, chống lại sự ảnh hưởng của thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa… Trong Đất Rừng Phương Nam, có những hoạt động và lời thoại nhắc đến Nghĩa Hòa đoàn và Thiên Địa hội là hội nhóm tập hợp bởi một số người dân lao động sinh sống chủ yếu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên. Thiên Địa hội cũng như Nghĩa Hòa đoàn chỉ được những người dân yêu nước ở Nam Kỳ lúc đó mượn tên gọi để hoạt động độc lập ở Việt Nam.
Nhận định về những phản ứng của dư luận cho rằng Đất rừng phương Nam xuyên tạc lịch sử, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, đó là phản ứng hoàn toàn có lý: “Theo như lời của Hội đồng duyệt phim nhận định, bộ phim điện ảnh Đất rừng phương Nam không vi phạm luật điện ảnh nhưng có một yếu tố làm cho người ta dễ hiểu sai. Đó là phim lấy tên Đất rừng phương Nam. Lấy tên, lấy cảm xúc của tác phẩm văn học nhưng lại nói về một thời kỳ khác. Tác phẩm văn học là thời kỳ 1945 phim lại là năm 1920 – 1930. Cho nên người xem phê phán là đúng. Không nói đến chuyện xuyên tạc lịch sử hay không mà hai thời kỳ này rất khác nhau.
Trong khi đúng sai còn đang bàn cãi, báo Trung Quốc đăng tin hàng loạt về phim Đất Rừng Phương Nam, đồng thời cảm ơn Việt Nam đã làm một bộ phim về họ vào những năm 1920!

