Từng là một nghệ sĩ cải lương đình đám, nhận giải Thanh Tâm cao quý, Phương Bình hiện tại sống cùng vợ trong căn nhà đổ nát, chắp vá, nền nhà bị lún và phải dùng ké vách nhà hàng xóm.
Mới đây, tại chương trình Thương đời gạo chợ nước sông, các nghệ sĩ Phương Dung và Phi Phụng đã tới thăm nhà nghệ sĩ cải lương Phương Bình, một tên t.uổi khá có tiếng vào thập niên 1970 nhưng hiện phải sống trong hoàn cảnh khó khăn.
Nghệ sĩ Phương Bình ở trong một căn nhà nhỏ nằm sâu heo hút tại ngoại thành Sài Gòn, đường đi lại khó khăn. Phương Dung vừa đến đã phải thốt lên: “Chú ở ngay Sài Gòn mà như ở vùng quê hẻo lánh, đi mãi mới tới”.
Căn nhà nghệ sĩ Phương Bình ở khá chật hẹp, tạm bợ, chắp vá chỗ thì gạch vữa nham nhở, chỗ lại lợp tôn sắt làm tường, đồ đạc ngổn ngang, nền nhà lún, mưa dột, giường ngủ phải đặt trong bếp vì chật, khiến ai cũng xót xa. Nghệ sĩ Phương Bình tâm sự: “Tôi năm nay đã 82 t.uổi. Thời xưa tôi từng hát với Mỹ Châu, Mộng Tuyền.
Trước đây tôi làm bầu đoàn Hương Biển, đi ra Hà Nội diễn và sống ở đó suốt 18 năm nhưng rồi cũng tiêu tan hết. Tôi phải bán hết mấy căn nhà để trả nợ, không còn gì cả.
Ngày đó tôi làm bầu đoàn hát, nhiều lúc trời mưa cả tuần lễ không diễn được, không có tiền, phải đi nhặt rau muống về cho nghệ sĩ ăn.
Hai tuần trước, tôi phát hiện bị một khối u ở sau lưng nhưng may là u lành, tuy vậy vẫn gây đau nhức lắm, không nằm được vì cứ nằm là đau. Thi thoảng tôi vẫn đi hát nhưng lâu lâu mới đi vì tôi hay đi hát ở quán mà các quán bây giờ ế ẩm nên không kêu tôi. Nhiều khi tôi chạy xe đi rồi lại về không, chỉ tốn tiền xăng”.
Nói rồi, nghệ sĩ Phương Bình cất giọng ca vọng cổ đầy mãnh liệt, say mê, làn hơi vẫn khỏe.
Về cuộc sống hiện tại, vợ nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ: “Tôi đi phụ người ta bán rau ở chợ đầu mối, được 200 ngàn một ngày nhưng cũng bữa được bữa không. Từ một giờ khuya tôi đã đi ra chợ, làm tới tận 7 giờ sáng mới về.
Vợ chồng tôi về ở với nhau cũng hơn 20 năm nay, tôi có 3 đứa con riêng còn ông ấy có 6 đứa con riêng. Mấy đứa con tôi cũng nghèo, khó khăn nên không lo được cho bố mẹ nhiều.
Trước đây hai vợ chồng đi ở nhà thuê nhưng tháng 3, 4 triệu, không chịu được nên phải về đây. Mảnh đất này của con tôi trước đây làm nhà xưởng, bây giờ dựng lên cho bố mẹ ở. Căn nhà cất được 5 năm rồi, cũng chỉ có nhiêu đây thôi. Tôi bị khớp còn ông ấy đau chân do bị tai nạn, đi lại khó khăn”.
Vợ chồng nghệ sĩ Phương Bình cũng bày tỏ ước mơ được sửa lại căn nhà đổ nát, chắp vá, nền nhà bị lún và phải dùng ké vách nhà hàng xóm cho khang trang hơn.
Nghe xong hoàn cảnh của vợ chồng nghệ sĩ Phương Bình, nghệ sĩ Phương Dung và Phi Phụng xúc động ủng hộ chút tiền.
Mặc dù khó khăn nhưng Phương Bình vẫn cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Những năm trước, ông cùng một số NS đoàn Kim Chung cùng CLB Sân khấu Lạc Long Quân tham gia dàn dựng các chặp cải lương ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc để diễn phục vụ học sinh.
Điều khiến ông và các nghệ sĩ đoàn Kim Chung phấn khởi là chương trình sân khấu học được đã giới thiệu đến các em học sinh tính năng độc đáo của từng loại nhạc cụ dân tộc như: tranh, kìm, sến, sáo, bầu, guitar phím lõm, tỳ bà…và tạo điều kiện để các em lên sân khấu cùng tập đàn, tập hát với các nghệ nhân.
“Tôi kỳ vọng chương trình sân khấu học đường năm 2019 sẽ tạo được hiệu quả tốt, hướng đến giá trị giáo dục thanh thiếu niên hiểu biết về cội nguồn văn hóa nghệ thuật của nước nhà, trong đó có nghệ thuật cải lương” – NS Phương Bình nói.
Nghệ sĩ Phương Bình là gương mặt nổi tiếng của sân khấu Thanh Nga. Vẻ ngoài điển trai, lối ca diễn phóng khoáng, ông ghi dấu với khán giả – đặc biệt là nữ giới – qua các vai hiệp khách giang hồ như: Áo Vũ Cơ Hàn (“Tâm sự loài chim biển”), Mộ Dung Thạch (“Kiếp nào có yêu nhau”), Sơn Tinh (“Sơn Tinh- Thủy Tinh”) và một vai tuồng xã hội đặc sắc: Đại úy Hoàng Anh (vở “Giọt m.áu chung tình”).
Hễ nhắc đến cách vô vọng cổ của NS Phương Bình thì không thể nào quên hai bài ca cổ do ông và danh ca Mỹ Châu thể hiện rất ấn tượng, đó là “Quê anh, quê em” và “Đôi mắt” của soạn giả Trọng Nguyễn.
NS Phương Bình từng được trao HCV Thanh Tâm năm 1967 với vai Cổ Gia Trường (vở “Gió giao mùa” – đạo diễn NSƯT Trường Xuân).
Ông bước chân vào nghề khá muộn. Mãi đến năm 21 t.uổi, ông mới tham gia ca tài tử và nhanh chóng vụt sáng.
Báo chí thời bấy giờ gọi ông là “anh kép đa tình”, vì diễn với Mỹ Châu, Thanh Nga, Thanh Kim Huệ, Diệu Hiền, Lệ Thủy, Lệ Thu rất mùi, đến mức thư người hâm mộ gửi về gánh hát luôn ghép đôi ông với các cô đào.
Sau năm 1975, ông lập gánh hát nhưng gặp khó khăn về tài chính, đến năm 1998 thì rã gánh.
Năm nay, ông đã 82 t.uổi và vẫn đam mê với nghề, vẫn lên sàn diễn chương trình Nghệ sĩ tri âm lần 5 do Kỳ nữ Kim Cương tổ chức.
News
Cô nổi tiếng nhờ một vai phụ, nhan sắc không thua kém Phạm Băng Băng, nay cuộc sống cũng không kém cạnh khi gả vào một gia đình giàu có!
Vương Diễm đã đóng rất nhiều tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình, và bộ phim Hoàn Châu Cách Cách chắc chắn là một tác phẩm…
Lâm Tâm Như có cái mũi đẹp, Triệu Vy có đôi mắt đẹp, Vương Diễm có khóe miệng đẹp nhưngđây mới là người sở hữu khuôn mặ t hoàn mỹ
Cùng chỉ ra những điểm đẹp nhất trên gương mặt của một số mỹ nhân Cbiz và xem ai là người hoàn mỹ nhất. Giả Tịnh Văn…
Chuyện lạ ở xứ Mỹ: Đôi vợ chồng bỏ cọc Tesla mua VinFast VF 8, bị n:ém đ:á rất nhiều nhưng sau này có thể tự hào vì 1 điều
‘Dân tổ’ Mỹ trải nghiệm VinFast VF 8: ‘Chạy hơn 160 km/h vẫn luồn lách mượt trên cao tốc’. Mới đây, trên kênh YouTube PhoBolsa TV đã…
Đây là cách giúp chủ xe tận dụng tối đa không gian cốp xe máy
Mẹo giúp tận dụng tối đa không gian cốp xe máy Tối ưu hóa không gian cốp xe máy là vấn đề được nhiều người dùng quan…
Vì sao chỉ hơn 2 năm từ khi chuyển sang thuần điện, VinFast đã trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam?
Giới chuyên gia nhìn nhận, mốc son lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi hãng xe nội địa VinFast vượt lên hết tất…
Có thể nhận 35.000 tỷ đồng từ Vingroup và 50.000 tỷ đồng từ ông Phạm Nhật Vượng, VinFast đang có những kế hoạch gì?
Vừa vươn lên đứng đầu thị trường Việt, VinFast đang làm gì? Có thể nhận 35.000 tỷ đồng từ Vingroup và 50.000 tỷ đồng từ ông Phạm…
End of content
No more pages to load