Các con nói tôi là một bà mẹ hám tiền, đã bỏ đi khi chúng còn nhỏ nên giờ trở về chúng cũng không cần.
Tôi vừa đọc được một bài tâm sự của một chị mẹ về chuyện hỏi làm lại sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng vì mẹ chồng cho đất nhưng không cho con dâu đứng tên. Ngẫm sao mà lại thấy giống câu chuyện của chính bản thân mình, thế nhưng tôi thấy chị còn may mắn vì tôi đây ròng rã gần chục năm trời hy sinh vì chồng vì con mà giờ đây tôi chẳng lẽ mất tất cả.
Lấy chồng được 5 năm và có 2 đứa con, khi đứa đầu được 4 tuổi, đứa thứ 2 được 2 tuổi thì vợ chồng tôi bàn nhau phải có một người đi làm ăn xa thì mới có kinh tế nuôi con và có chút vốn liếng cho tương lai. Chính vì thế, tôi nói với chồng mình sẽ đi xuất khẩu lao động, cụ thể là làm osin ở nước ngoài, nghe đâu mức lương cũng hậu hĩnh hơn nhiều công việc khác.
Chồng tôi đồng ý sẽ ở nhà chăm sóc hai con nhỏ còn tôi sẽ ra ngoài đảm đương công việc kiếm tiền. Nói về chuyến đi lần ấy nhiều người trong gia đình
Ảnh minh họa
Thế nhưng công việc mà chúng tôi qua môi giới được họ lại yêu cầu nữ, trả lương khá cao. Chính vì thế tôi quyết định sẽ là người đi làm, chồng ở nhà chăm con. Ban đầu tôi dự định chỉ đi 5 năm là đủ tiền trả nợ và có chút vốn làm ăn. Tuy nhiên sau đó vì nhu cầu của chủ nhà, họ muốn tôi ở lại thêm 3 năm nữa, tổng cộng là 8 năm. Thế là trong suốt 8 năm đó, tôi cật lực làm việc gửi tiền về quê cho chồng nuôi con và tích trữ được một ít. Vì đặc thù của gia chủ nên tôi chỉ được về thăm các con 3 lần trong suốt 8 năm đó. Đó cũng là điều khiến tôi hối tiếc nhất cho đến tận bây giờ.
Tháng 1/2023 vừa qua là hết hạn làm việc của tôi ở nước ngoài, tôi háo hức trở về với gia đình thì biến cố cũng bắt đầu xảy đến với tôi. Tưởng chừng như khi đã có tiền, gia đình sẽ hạnh phúc viên mãn hơn… nhưng lại không. Mọi chuyện bắt đầu từ cuốn sổ đỏ của gia đình. Tôi phát hiện ra cuốn sổ đỏ của căn nhà 7 tỷ chỉ có tên chồng ở đó mà không có tên tôi đứng cùng dù trước đó nhiều lần chồng đã điện sang nước ngoài nói tôi gửi hồ sơ để cùng đứng tên sổ đỏ nhà đất.
Khi hỏi chồng về lý do tại sao tên tôi không được đứng cùng trong sổ đỏ nhà, trong khi đó một phần số tiền để xây dựng lên ngôi nhà này cũng là do tôi cật lực làm bằng đó năm gửi về thì anh ấp úng không biết trả lời sao. Cuối cùng anh thành thật là do mảnh đất này là mẹ chồng tôi cho và bà chỉ muốn cho con trai bà nên chỉ có anh được đứng tên.
Ảnh minh họa
Cảm thấy quá bất công về chuyện này nên tôi nói chồng cần cùng tôi đi làm lại thủ tục đứng tên quyền sở hữu đất và nhà ở, trong đó phải có tên tôi vì chúng tôi là vợ chồng và tôi cũng góp tiền trong đó. Chuyện bàn bạc này của chúng tôi được mẹ chồng biết được, bà một mực không đồng ý. Bà nói:
– Đất này là tôi cho con trai tôi nên chỉ có nó được đứng tên trong sổ đỏ. Tiền của chị để làm nhà cũng chỉ có 1 ít, chúng tôi hoàn toàn có thể trả lại.
Chuyện tên tuổi trong sổ đỏ kết hợp với lối sống khác biệt giữa hai vợ chồng đã khiến cho chúng tôi đứng trên bờ vực ly hôn. Và điều này mới khiến tôi cảm thấy đau lòng nhất sau 8 năm cật lực lao động ở nước ngoài. Đó là chuyện phân chia quyền nuôi con nếu như phải ly hôn.
Thực ra chuyện ly hôn là điều tôi không mong muốn một chút nào nhưng chồng và gia đình chồng quả quyết đòi ly hôn sau khi tôi đi nước ngoài về. Họ lấy nhiều lý do từ ngoại hình, cách ăn mặc, cách sống và thái độ của tôi đối với gia đình chồng. Qua một số người họ hàng tôi cũng biết được chồng tôi cũng đã có đối tượng mới trong những năm tháng tôi đi làm.
Có lẽ đó là lý do họ cương quyết muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này. Chúng tôi có hai bé, một con trai và một con gái, mong muốn của tôi là được nuôi cả hai bé nhưng gia đình chồng chỉ cho tôi nuôi bé gái còn họ giữ cháu trai. Người thân khuyên tôi rằng hai đứa đã lớn, chúng hoàn toàn có thể quyết định được việc ở với ai sau khi bố mẹ ly hôn. Tôi cũng đã hỏi chúng về điều này và điều khiến tôi đau lòng chính là các con đều muốn sống với bố.
Ảnh minh họa
Các con nói rằng trong suốt những năm tháng đầu đời người mà chúng biết đến, ở bên cạnh chúng từ miếng ăn, giấc ngủ và xuất hiện trong mọi sự kiện trọng đại của chúng chỉ có bố mà thôi. Khái niệm về mẹ với chúng chỉ là qua 3 lần về chóng vánh của tôi, qua những cuộc gọi điện thoại không đầu không cuối và những bức ảnh “vô hồn”. Chính vì thế, đối với chúng bố là tất cả.
Tôi dường như chết lặng với kết luận của các con mình, còn gì đau hơn khi là người mẹ, bao năm qua tôi cố gắng làm lụng vất vả, hy sinh rất nhiều để gửi tiền về nhà nuôi chồng và 2 con suốt 8 năm qua “đổ sông đổ bể”. Chồng tôi không công ăn việc làm tử tế, sống và nuôi con nhờ những đồng tiền mà tôi gửi về. Đến cái nhà xây nên cũng 3/4 tiền là tiền của tôi, căn nhà lụp xụp của bố mẹ chồng được xây dựng khang trang lại cũng là những đồng tiền tôi gửi về để tích góp lo cho tương lai của các con thì được nhà nội đem ra “xây áo mới”. Tôi còn lại gì, đau đớn vô cùng.
Đến nay đã gần nửa năm, gần tới này diễn ra phiên tòa phán quyết ly hôn và phân chia trách nhiệm nuôi con nhưng tôi vẫn không có thể khuyên nhủ được đứa trẻ nào về sống với mình bởi trong ký ức tuổi thơ của chúng không hề có mẹ. Chúng nói mẹ của chúng chỉ là một người đam mê tiền, muốn kiếm tiền nên bỏ mặc chúng khi còn quá nhỏ, khi chúng đã lớn rồi mới quay trở về… Với chúng, bố và nhà nội mới là gia đình.