×

Bóc tr.ầ.n thủ đoạn tăng vốn ảo để th.a.o túng chứng khoán của Trịnh Văn Quyết

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết chỉ đạo tăng vốn điều lệ khống cho Faros, niêm yết cổ phiếu bán cho nhà đầu tư rồi bất ngờ bán tháo, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng.

Hành vi của ông Quyết, 48 tuổi, cùng hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế và cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) nêu trong kết luận điều tra vừa hoàn tất.

C01 đề nghị VKSND Tối cao truy tố 4 bị can về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 17 người còn lại bị cáo buộc vai trò đồng phạm, hoặc tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Công ty CP Xây dựng Faros thuộc hệ sinh thái FLC, tiền thân là một công ty thua lỗ do ông Quyết chỉ đạo cấp dưới đứng tên mua lại, nhiều lần đổi tên. Sau nhiều năm gần như không hoạt động, tháng 4/2014, công ty bắt đầu nhận thầu thi công các dự án bất động sản do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Theo kết luận điều tra, dù vốn thực góp ban đầu chỉ gần 1.200 tỷ đồng nhưng với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, từ tháng 4/2014 đến 9/2016, ông Quyết chỉ đạo em gái cùng một số người khác là lãnh đạo Công ty Faros 5 lần nộp hồ sơ góp vốn khống hơn 3.100 tỷ đồng. Từ đó, vốn điều lệ của Faros tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ.

Tỷ đồngNhững lần tăng vốn khống của FarosNguồn: Bộ Công an1.51.52252251 1251 1253 0373 0373 5003 5004 3004 3004 7304 7305 6705 670Tháng 3/2011(khi thành lập)Tháng 4/2014Tháng 6/2015Tháng12/2015Tháng 1/2016Tháng 2/2016Tháng 4/2017Tháng 3/201801k2k3k4k5k6kVnExpress

Cụ thể, dù các cổ đông không có tiền nhưng theo chỉ đạo của em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế, Chủ tịch HĐQT Faros, vẫn ban hành nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ. Để hợp thức hóa tiền góp vốn, bà Huế chỉ đạo anh em họ cùng bạn bè của ông Quyết đứng tên ký khống sẵn 14 ủy nhiệm chi với nội dung “chuyển tiền góp vốn”.

Chỉ bằng 35 tỷ đồng có sẵn, bà Huế đã chỉ đạo chuyển tiền quay vòng để góp vốn. Trong lần đầu tiên này, vốn điều lệ của Faros tăng từ 1,5 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng. Trong lần thứ hai, ông Quyết đã chỉ đạo em gái nhờ 15 người để ký khống 33 ủy nhiệm chi sau đó dùng 86 tỷ đồng để quay vòng góp vốn, nâng vốn điều lệ Faros lên 1.125 tỷ đồng.

Lần thứ 3, bà Huế không cần dùng tiền có sẵn mà sử dụng các chứng từ ký khống để làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền, rút tiền. Cứ sau mỗi giao dịch nộp tiền lại có một lệnh rút tiền. Cứ quay vòng như vậy nhiều lần cho đến khi vốn điều lệ Faros được nâng khống lên hơn 3.000 tỷ đồng.

Bằng thủ đoạn như trên, khi Faros tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỷ đồng, ông Quyết yêu cầu những người đứng tên hộ chuyển nhượng lại toàn bộ gần 180 triệu cổ phần cho ông. Việc chuyển nhượng này không phát sinh tiền thanh toán do bản chất đều thuộc sở hữu của ông Quyết.

Ông Trịnh Văn Quyết tại Quảng Bình, tháng 1/2021. Ảnh: Hoàng Táo

Ông Trịnh Văn Quyết tại Quảng Bình, tháng 1/2021. Ảnh: Hoàng Táo

Nhờ thợ may làm ‘nhà đầu tư uy tín’

Kết luận điều tra nêu, sau 5 lần tăng vốn điều lệ khống thành công từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng, ông Quyết đưa ra kế hoạch biến Faros thành công ty đại chúng để niêm yết trên sàn chứng khoán Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Do điều kiện thành công ty đại chúng phải có 100 cổ đông trở lên, ông Quyết chỉ đạo bà Huế cho 385 nhân viên của FLC, mỗi người nắm giữ một lượng nhỏ cổ phần. Từ đó các nhân viên này thành cổ đông của Faros.

Tuy nhiên, do việc góp vốn có nhiều mâu thuẫn nên Vụ Giám sát đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu Faros phải giải trình. Từ đó, Faros thuê Công ty Kế toán và Kiểm toán Hà Nội “làm đẹp” báo cáo tài chính để làm thủ tục niêm yết.

Trước yêu cầu giải trình về các khoản ủy thác đầu tư, mặc dù có người là thợ may và lao động tự do, không hoạt động kinh doanh, Faros vẫn giải trình rằng “đây là hai nhà đầu tư uy tín”.

Tháng 8/2016, Faros được Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam chấp nhận đăng ký cổ phiếu ROS, mệnh giá 10.000 đồng/cổ, số lượng đăng ký 430 triệu.

Một tháng sau, ROS chính thức lên sàn HOSE với giá tham chiếu 10.500 đồng/cổ. Thời điểm này, Chủ tịch FLC nắm giữ 428 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 4.280 tỷ đồng, chiếm 99,5% vốn sở hữu của Faros.

Cơ quan điều tra: Ông Trịnh Văn Quyết đổ lỗi cho em gái

Sau khi ROS lên sàn, ông Quyết tiếp tục chỉ đạo cấp dưới dùng nhiều thủ đoạn để 2 lần tăng vốn điều lệ khống lên 5.600 tỷ đồng. Thực chất tất cả việc này đều là “bánh vẽ” để thu hút nhiều nhà đầu tư chứng khoán đổ xô vào mua, làm tăng giá trị cổ phiếu ROS.

Với mục đích chiếm đoạt tài sản, từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022, ông Quyết đã chỉ đạo Huế bán gần 400 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, thu về 4.800 tỷ đồng.

Trong 30.400 nhà đầu tư có 26.300 người đã bán hết 208 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư khác. Còn lại hơn 4.000 người đang sở hữu 82 triệu cổ phiếu (giá 2.500 đồng/cổ) với tổng giá trị 207 tỷ đồng thì cổ phiếu bị hủy niêm yết.

Theo kết luận điều tra, ông Quyết đã chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư, sử dụng vào nhiều việc khác nhau.

Cổ phiếu ROS từng đạt đỉnh gần 180.000 đồng trước khi xuống mốc 2.500 đồng và bị hủy niêm yết.

Cổ phiếu ROS từng đạt đỉnh gần 180.000 đồng trước khi xuống mốc 2.500 đồng và bị hủy niêm yết.

C01 đánh giá, cựu chủ tịch FLC biết rõ việc nâng khống vốn điều lệ của Faros để niêm yết cổ phiếu sau đó bán cho nhà đầu tư để chiếm đoạt là trái pháp luật nhưng vẫn làm. Ban đầu, tại cơ quan điều tra, ông Quyết thành khẩn khai báo về việc chỉ đạo em gái thực hiện hành vi thao túng chứng khoán. Tuy nhiên, khi bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông này thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội và đổ lỗi cho em gái.

Với bị can Huế, C01 cho rằng bà biết rõ việc nâng khống vốn điều lệ để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư nhưng vẫn làm theo sự chỉ đạo của anh ruột. Ban đầu, bà Huế khai thực hiện theo chỉ đạo của ông Quyết nhưng đến nay thay đổi, cho rằng “tự thực hiện hành vi phạm tội”.

Ngược với bà Huế, người em gái còn lại của ông Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga thừa nhận làm theo chỉ đạo của anh trai để thao túng giá chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Nga cũng khai “tiền thu lợi bất chính do ông Quyết tự sử dụng”.

Ông Quyết từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Vụ việc khiến ông bị điều tra bắt nguồn từ chiều 10/1/2022 khi ông bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng trước đó không công bố thông tin, theo quy định.

Một ngày sau, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) ra thông báo huỷ bỏ giao dịch này – biện pháp chưa có tiền lệ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư được hoàn lại tiền đã mua. Ngày 29/3/2022, ông Quyết bị bắt.

Related Posts

Dòng chữ tạm biệt của Phương Oan ẩn ý chuyện gia đình

Với diễn viên Phương Oanh, năm 2024 tràn đầy ý nghĩa khi chào đón hai em bé Jimmy – Jenny. Cô không giấu nổi niềm hạnh phúc…

Định giá chiếc váy cưới của MC Mai Ngọc

Trong đám cưới 27/12/2024 ở Bắc Giang, MC Mai Ngọc đã diện váy cưới đính kết hơn 100 viên kim cương nhân tạo và 1.000 viên Swarovski…

Xuất hiện 1 nhân vật xử lý “bé 3” cùng chị vợ, đang ở đồn công an làm việc

Cơ quan Công an đang khẩn trương điều tra vụ việc cô gái bị đánh, xé quần áo và làm rõ hành vi của những người có…

Vụ danhghen ở Cần Thơ: Xuất hiện 1 nhân vật xử lý “bé 3” cùng chị vợ

 Cơ quan Công an đang khẩn trương điều tra vụ việc cô gái bị đánh, xé quần áo và làm rõ hành vi của những người có…

Chuyện không ngờ về đường con cái của mỹ nhân tên Ngọc

Trong làng giải trí Việt Nam, nhiều nghệ sĩ tên Ngọc đã trải qua những câu chuyện đặc biệt về hành trình làm mẹ. Nếu như Hồng Ngọc,…

VinFast thi hành chính sách “có trước có sau”, tặng chủ xe từ cũ lẫn mới ưu đãi không ngờ, nhẹ thì cả trăm triệu

Ưu đãi miễn phí sạc pin đến giữa năm 2027 của VinFast tiếp tục khiến thị trường “dậy sóng” và nể phục lối kinh doanh trọng tình,…