×

Tư duy buồn cười kiểu sao phục trang phim Việt đẹp thế, lộng lẫy, phẳng phiu thế?

Những phim lịch sử hoặc có yếu tố lịch sử gần đây của nước ta như Người vợ cuối cùng, Tết ở làng Địa Ngục, Hồng Hà nữ sĩ… cho thấy phục trang ngày càng thăng hạng và nhận được sự quan tâm của công chúng.

Phim Hồng Hà nữ sĩ, một trong những phim lịch sử do Nhà nước đặt hàng chiếu tại Liên hoan phim Việt Nam tới đây ở Đà Lạt – Ảnh: ĐPCC

Nguyễn Đức Lộc – đại diện Ỷ Vân Hiên, đơn vị chuyên về cổ phục – đánh giá nhờ rút kinh nghiệm từ những tranh cãi, những điểm chưa đúng chưa đẹp từ những phim trước đây, các nhà sản xuất phim từ Bắc chí Nam thời gian qua đã quan tâm đầu tư hơn về phục trang.

Cũng đã bắt đầu xuất hiện một lớp khán giả trẻ có niềm say mê tìm hiểu văn hóa Việt Nam qua phục trang trên phim.

Phục trang là nội dung quan trọng

Người vợ cuối cùng, bộ phim của Victor Vũ mới ra rạp, dẫu bị chê về kịch bản nhưng lại được chấm điểm cao về phục trang. Khán giả Phương Thúy (Hà Nội) nói “phục trang trở thành nội dung quan trọng cho phim Người vợ cuối cùng”.

Phim kinh dị cổ trang Tết ở làng Địa Ngục, đang được phát sóng lúc 20h thứ hai và thứ ba hằng tuần trên kênh K+Cine và app K+, cũng được khen về yếu tố phục trang và hóa trang.

Nhà làm phim tiết lộ họ đã chi bộn tiền cho phần hóa trang, trang phục nhằm thỏa mãn phần nhìn, khắc họa rõ tính cách từng nhân vật, phù hợp với cốt truyện.

Một phim khác gần đây là Hồng Hà nữ sĩ cũng gây chú ý về mặt phục trang. Dù có những điểm chưa hài lòng trong tạo hình, nhưng trong buổi chiếu ra mắt truyền thông hồi giữa tháng 10 (sắp tới chiếu tại Liên hoan phim Việt Nam), có không ít khán giả khá bất ngờ về phần phục trang trong một phim do Nhà nước đặt hàng.

Theo Nguyễn Đức Lộc, khoảng 10 năm trở lại có một sự thay đổi về phục trang, đặc biệt phục trang truyền thống trong phim. “Trước đó, số lượng phim cổ trang không nhiều hoặc chưa được đầu tư đúng mức, chưa nhận được sự quan tâm của công chúng”, Nguyễn Đức Lộc nói.

Phim Người vợ cuối cùng của đạo diễn Victor Vũ được khen về phục trang - Ảnh: ĐPCC

Phim Người vợ cuối cùng của đạo diễn Victor Vũ được khen về phục trang – Ảnh: ĐPCC

Vẫn phải “liệu cơm gắp mắm”

“Mặc dù có nhiều thay đổi cũng như những tín hiệu hết sức đáng mừng nhưng để nói hài lòng thì chưa.

Vấn đề phục trang trên phim ảnh nói riêng và các sản phẩm giải trí ở ta vẫn chưa được quan tâm, đầu tư một cách đúng mức”, đại diện Ỷ Vân Hiên nói.

Theo Nguyễn Đức Lộc, các nhà sản xuất, nhà làm phim ở ta hay có suy nghĩ “giảm chi phí cho phục trang càng nhiều càng tốt”.

Sau Người vợ cuối cùng, nhà thiết kế trang phục Minh Châu đang làm phục trang cho dự án mới Quán Kỳ Nam của đạo diễn Leon Lê lấy bối cảnh Sài Gòn thập niên 1980.

Chị Châu cũng là người làm phục trang cho các phim khác của đạo diễn Victor Vũ, Lê Văn Kiệt, Charlie Nguyễn…

Chị Châu chia sẻ người thiết kế phục trang cho phim Việt “nhiều lúc không thể làm một cách thỏa thích được” vì nguồn kinh phí hạn chế và thời gian eo hẹp. Nhìn chung, cũng phải “liệu cơm gặp mắm” mà làm.

Về một số bộ phim có vấn đề về phục trang hoặc chưa đẹp, chưa mãn nhãn, chị Châu nói cũng vì vấn đề kinh phí mà có một số phim không có giám đốc mỹ thuật để bao quát phần nhìn. Phục trang được giao hết cho họa sĩ hoặc diễn viên “tự xử”, dẫn đến khi lên phim, phục trang lôm côm và thiếu nhất quán.

Chẳng hạn, kể về giám đốc mỹ thuật Ghia Ci Fam của phim Người vợ cuối cùng, nhà sản xuất Đinh Ngọc Diệp cho biết anh là một người rất chỉn chu và cầu toàn trong từng chi tiết.

Một bộ trang phục thời xưa thường có từ ba đến bốn lớp, và dù cho những lớp bên trong không được nhìn thấy đi chăng nữa thì Ghia Ci Fam vẫn yêu cầu diễn viên mặc đầy đủ để cảm nhận được hết giá trị mà bộ quần áo này mang đến.

“Cái gì cũng từng bước, ta không thể nào đòi hỏi ngay lập tức là mọi thứ nó phải tốt, phải đẹp. Phục trang trong phim cũng giống điện ảnh Việt Nam sẽ chuyên nghiệp dần lên”, Nguyễn Đức Lộc nhìn nhận.

Về những tranh cãi liên quan đến phục trang trong phim, ví dụ gần đây nhất phim Đất rừng phương Nam với chi tiết chiếc áo bác Ba Phi (Trấn Thành đóng) giống áo người Trung Quốc, Lộc nói đó là những tín hiệu đáng vui hơn là chê trách, cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của công chúng tới những câu chuyện văn hóa, buộc nhà làm phim cần chú ý hơn nữa.

Phục trang không chỉ đẹp mà phải đúng nữa.

Phim Tết ở làng Địa Ngục được đầu tư lớn về phục trang, hóa trang – Ảnh: ĐPCC

Nhưng đầu tư phục trang đang… chênh

Từng làm phục trang cho một số phim quốc tế quay tại Việt Nam, chị Minh Châu đánh giá phục trang giữa phim Việt và phim nước ngoài có một khoảng cách rất lớn.

Lấy ví dụ phim gần nhất là A tourist’s guide to love (Hành trình tình yêu của một du khách) phát trên nền tảng Netflix mà tôi tham gia, ngoài 2-3 người làm phục trang từ Mỹ qua, họ còn gọi thêm bảy người làm phục trang người Việt. Họ chịu chi, đầu tư và chi tiết hơn trong vấn đề phục trang. Nếu ở ta, phim này chỉ cần 2-3 người thôi.

Nhà thiết kế trang phục Minh Châu

Ỷ Vân Hiên từng tham gia làm trang phục cho một số dự án điện ảnh tư nhân lẫn Nhà nước. Nguyễn Đức Lộc nói: “Giữa phim Nhà nước đặt hàng và phim tư nhân cũng có một độ chênh khá lớn trong tư duy thẩm mỹ cũng như khả năng bắt sóng thị trường nghệ thuật”.

Nguyễn Đức Lộc chia sẻ anh từng “đụng độ” về mặt quan điểm khi tham gia làm phục trang cho một vài phim do Nhà nước đặt hàng. Người ta cứ nghĩ phục trang của người Việt xưa thì phải cũ kỹ, nghèo nàn, lạc hậu dẫn đến tình trạng phục trang lên phim nhạt nhòa, không có điểm nhấn, ấn tượng.

Tôi từng nghe có người thắc mắc “Sao trang phục đẹp thế, lộng lẫy thế, phẳng phiu thế. Phải “nghèo” đi, phải “xấu đi” mới thỏa”. Đó là những tư duy khá buồn cười, bắt nguồn từ việc các nhà sản xuất, nhà làm phim Việt hàng chục năm qua đã định hình thẩm mỹ đó cho một bộ phận công chúng.

Nguyễn Đức Lộc

Trong khi đó, phim tư nhân đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi, học hỏi để tiếp cận thị trường, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của công chúng.

Truyền thông cho phim cũng quan trọng. Nguyễn Đức Lộc cho rằng phim cổ trang chưa chiếu nhưng nhìn poster, xem trailer, thấy trang phục diễn viên này đẹp quá, lung linh quá, làm đúng thời kỳ rồi, có sự đầu tư, nghiễm nhiên khán giả ưng bụng, rủ nhau đi xem.

Ngược lại, không chú ý truyền thông, không đầu tư trang phục, nhìn qua thấy nhạt nhòa, hời hợt, khán giả không buồn đi xem. Phim Nhà nước cũng cần quan tâm hơn tới phục trang và truyền thông cho phim.

Chị Minh Châu hy vọng tới đây cùng với sự chuyên nghiệp của nền điện ảnh, phục trang cho phim cũng chuyên nghiệp theo, được đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa.

Related Posts

Phim Không thời gian tập mới: Thu mang b;;ầu khiến Đại hốt hoảng

Trong “Không thời gian” tập 8, Đại úy Thu quyết định nhắn tin tỏ tình với Trung tá Đại trong khi trước đó chỉ dám thích thầm…

Hôm thứ 5 vừa rồi bà bỗng nhiên lên ở với vợ chồng tôi

Mẹ muốn ly hôn, tôi mắc kẹt giữa “cuộc chiến” của bố mẹ chồng ôi biết, bố sợ điều tiếng. Xóm làng luôn để ý rồi bàn…

Mẹ chồng tôi xuất thân tỉnh lẻ nên bà chịu thương, chịu khó

Mẹ muốn ly hôn, tôi mắc kẹt giữa “cuộc chiến” của bố mẹ chồng ôi biết, bố sợ điều tiếng. Xóm làng luôn để ý rồi bàn…

Lê Khả Giáp sẽ bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ từ Việt Nam sang Ấn Độ?

Lê Khả Giáp là ai? Lê Khả Giáp sinh năm 1994, quê ở Hải Dương. Trước khi nổi tiếng là youtuber, Lê Khả Giáp từng học ngành…

Người sẽ bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ từ Việt Nam sang Ấn Độ?

Lê Khả Giáp là ai? Lê Khả Giáp sinh năm 1994, quê ở Hải Dương. Trước khi nổi tiếng là youtuber, Lê Khả Giáp từng học ngành…

Bất ngờ người sẽ bộ hành cùng ông Thích Minh Tuệ từ Việt Nam sang Ấn Độ?

Lê Khả Giáp là ai? Lê Khả Giáp sinh năm 1994, quê ở Hải Dương. Trước khi nổi tiếng là youtuber, Lê Khả Giáp từng học ngành…