Cổng cưới rồng phượng siêu hoành tráng đậm chất miền Tây
Puka và Gin Tuấn Kiệt đã tổ chức 2 đám cưới tại Cam Ranh và TP Hồ Chí Minh với hai phong cách khác nhau. Đến với đám cưới ở Đồng Tháp – quê nhà cô dâu, cặp đôi lại lần nữa khiến dân mạng xuýt xoa vì sự chuẩn bị đậm chất quê hương của mình.
Trong đó, nổi bật và ấn tượng nhất chính là cổng cưới long phụng được kết hợp hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên như lá dừa, cau, quả ớt, bông hoa cúc… cực kỳ hoành tráng.
Puka đã quay clip về chiếc cổng cưới của mình và đăng lên mạng xã hội. Nó ngay lập tức thu hút sự chú ý. Nhiều người khen ngợi bởi chỉ nhìn cái cổng hoành tráng thôi thì đã đủ nhìn thấy “màu miền Tây” đậm đà.
Chiếc cổng màu xanh chủ đạo, kết hợp với những màu sắc rực rỡ khác như đỏ của ớt, vàng của bông cúc và nhiều loại hoa khác mang đến không gian thiên nhiên dân dã.
Cổng cưới của Puka và Gin Tuấn Kiệt được làm rất lớn, một bên tạo hình rồng, bên đối xứng tạo hình phượng. Các vật liệu sử dụng tạo hình là thân, lá và đọt non của cây dừa nước, lá cọ, trâu cau, thân chuối, tre, ớt…
Tất cả những nguyên liệu này đều đơn sơ nhưng thành quả nhận về lại vô cùng tinh tế, tỉ mỉ và thể hiện được nét văn hóa cưới hỏi độc đáo miền Tây.
Nhà Puka ở ngay cạnh sông nên họ còn dựng thêm một background chụp ảnh được làm bằng lá dừa nước. Nó được trang trí bằng giỏ, đơm bắt cá đậm chất dân dã.
Được biết, các đám cưới thường làm cổng mang biểu tượng rồng phượng với mong muốn một cuộc hôn nhân hòa hợp, bền vững và bình yên.
Hơn nữa, một chiếc cổng cưới đẹp, hoành tráng cũng nói lên độ tâm huyết của gia chủ đối với hôn lễ. Còn với những khách khứa tham dự, cổng cưới là ấn tượng đầu tiên mà họ nhìn thấy trong hôn lễ, cũng là địa điểm chụp hình nhiều nhất. Bởi vậy, một chiếc cổng cưới mang đậm bản sắc thì chỉ cần nhìn thoáng qua, người ta cũng biết đó là đám cưới miền Tây.
Vương Đình Khang – nhiếp ảnh gia nổi tiếng của những đám cưới miền Tây là người rất am hiểu về phong tục cũng như phong cách cưới hỏi ở vùng miền này.
Anh cho biết, cổng cưới miền Tây thường được làm bằng dừa, chuối, có chỗ dùng tre.
“Hình dáng đặc trưng và đơn giản nhất của cổng cưới miền Tây là dùng hai cây chuối làm trụ, gác một cây nằm ngang bên trên rồi sau đó mới trang trí thêm vật liệu khác. Kể cả tạo hình long phụng cũng từ cái nền đó. Vật liệu trang trí đủ kiểu, từ khóm, lá chuối, lá dừa… thắt đủ hình đủ dạng. Một điểm đặc trưng khác là làm cổng cưới miền Tây thường có dây đủng đỉnh, bắp chuối hoặc buồng cau non (đại diện cho ý sinh con đẻ cái)”, anh Khang cho biết.
Một số tạo hình cổng cưới miền Tây ấn tượng.
Theo chia sẻ của họ nhà trai, phần tráp Gin Tuấn Kiệt mang sang rước dâu gồm 14 mâm quả, trong đó có 500 triệu đồng tiền mặt và 20 cây vàng (gần 1,4 tỷ đồng).
Mâm quả đựng sính lễ khác được chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm hoa và trái cây tươi, heo quay, bánh cưới… Giống với cổng hoa và thuyền rước dâu, phần tráp được trang trí rồng phượng thủ công bắt mắt.
Nhà trai chuẩn bị kỹ lưỡng phần mâm trầu và khay rượu cưới cho hôn lễ ở Đồng Tháp. Gin Tuấn Kiệt còn lồng kính cho vật phẩm cưới để tăng độ sang trọng.
Lê Dương Bảo Lâm từ vai trò phóng viên hiện trường sang MC trong lễ rước dâu. Nam diễn viên đầu tư mạnh để xuất hiện trong tiệc cưới đồng nghiệp. Hình ảnh “Dương Lâm Đồng Nai” trong trang phục áo dài khăn đóng, đeo vàng nặng trĩu được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Diễn viên Nam Thư diện áo dài nền nã trong tiệc cưới đồng nghiệp. Lê Dương Bảo Lâm liên tục tấu hài khi chụp ảnh, quay video tương tác cùng nghệ sĩ.
Trên mạng xã hội, khán giả bình luận phần hài hước nhất trong tiệc cưới là màn trao quà của Lê Dương Bảo Lâm cho cô dâu và chú rể. Nam diễn viên mang theo bao tiền lẻ, lần lượt trao từng sấp tiền cho đồng nghiệp.
Đồng nghiệp và người thân chụp ảnh lưu niệm sau khi làm lễ rước dâu. Puka và Gin Tuấn Kiệt diện trang phục truyền thống trong ngày vui tại Đồng Tháp.
Gin Tuấn Kiệt “đưa nàng về dinh” trên phà rước dâu trang trí thủ công bằng lá dừa, cổng chào đính kết hoa hoành tráng. Theo chia sẻ của Puka, cô được cả họ trông lấy chồng nên buộc tổ chức cưới ở Đồng Tháp. Gin Tuấn Kiệt lại là con một nên phải tổ chức riêng ở TPHCM để họ hàng đến chúc mừng.
Khi thực hiện nghi thức đón dâu, Gin Tuấn Kiệt mang sang cho bà xã một bó hoa kết từ sen trắng, điểm xuyết vài bông tulip. Hoa sen là loại hoa mang nét đặc trưng, vô cùng dễ tìm tại Đồng Tháp. Trước Puka, nhiều cô dâu cũng lựa chọn hoa sen trắng trong ngày cưới bởi nó mang ý nghĩa truyền thống, thanh khiết, tươi trẻ và trong sáng. Loài hoa này còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa giản dị, nhẹ nhàng và vô tư. Đây cũng là những điều mà công chúng cảm nhận được khi dõi theo hành trình từ yêu đến cưới của cặp đôi.
Sen trắng được nhiều cô dâu sử dụng vì ý nghĩa tốt đẹp, đây còn là loài hoa trồng rất nhiều ở quê hương Puka
Ngoài ra, khi diện váy cưới trắng trong tiệc đãi khách, Puka gây chú ý với bó hoa cưới màu xanh lá cây, kết hoàn toàn thủ công từ lá dừa nước. Trước đây, những bó hoa như thế này được nhiều cô dâu sử dụng nhưng qua thời gian dần mất đi bởi dù nguyên liệu lá dễ tìm nhưng lại khó khăn trong khâu thực hiện. Để làm được bó hoa như Puka dùng trong ngày cưới phải mất thời gian rất lâu, chỉn chu và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Những chiếc lá dừa được thắt chặt với nhau tạo nên những bông hoa mang ý nghĩa cho sự giản dị và gắn bó không bao giờ lìa xa của cô dâu, chú rể.