×

Ăn hoa quả, uống nước trái cây lên men bị thổi nồng độ cồn, lái xe có được thổi lại lần 2 không, CSGT giải đáp thắc mắc

Nhiều người trẻ đã đưa ra tình huống nếu vừa ăn uống trái cây lên men dẫn đến việc có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở, rồi sau đó lái xe thì có bị CSGT phạt không?

Câu hỏi này xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội. Lý do là nhiều người cho rằng nếu sử dụng các loại trái cây lên men như: chuối, sầu riêng, nho, táo, dứa… hay những thức uống nước ép trái cây lên men, các loại siro cảm cúm, cơm nếp… có thể để lại nồng độ cồn trong cơ thể.

Nguyễn Hoàng Hiệp (27 tuổi), ngụ tại 231 đường Phùng Văn Cung, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, thắc mắc: “Trong trường hợp này, nếu bị CSGT thổi còi, yêu cầu đo nồng độ cồn thì thiết bị chắc chắn sẽ báo là có cồn. Vậy làm sao có thể tự minh oan cho bản thân?”.

Chị Nguyễn Thị Hồng Phương (31 tuổi), ở Block A11, chung cư Ehome 3, Q.Bình Tân, TP.HCM, cũng hỏi: “Giả sử tôi không uống rượu, bia nhưng có sử dụng các loại trái cây lên men. Bị CSGT yêu cầu dừng xe để đo nồng độ cồn và kết quả có cồn trong hơi thở thì tôi có bị phạt hay không? Và tôi có được yêu cầu CSGT đo lại để “giải oan” cho bản thân hay không?”.

'Ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn, lái xe có bị CSGT phạt không?' - Ảnh 1.
Caption

“Không thể có chuyện ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn” (!?)

Trao đổi về vấn đề này, trung tá Nguyễn Anh Đức, công tác tại Đội Cảnh sát giao thông của Công an TP.Tân An (Long An), cho biết: “Không thể có chuyện ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn. Cồn là cồn chứ trái cây, nước uống lên men làm sao có thể để lại nồng độ cồn trong cơ thể?”.

Theo ông Đức: “Lực lượng cảnh sát giao thông, cơ quan chức năng xử phạt về nồng độ cồn chỉ căn cứ vào máy đo nồng độ cồn. Máy đo đó đã có kiểm định của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an. Thông qua máy đó, nếu báo có cồn thì sẽ phạt. Ngược lại, máy báo không có cồn thì không phạt”.

Ông Đức nói thêm: “Nếu máy đo thông báo có cồn thì phạt. Còn người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm họ đã uống thứ gì thì không cần biết”.

Phóng viên chuyển tải những thắc mắc của nhiều người trẻ, thậm chí chứng minh ăn uống trái cây lên men vẫn có thể dẫn đến việc có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở nhưng ông Đức vẫn khẳng định: “Không thể có chuyện đó”.

Ông Đức nói: “Lỡ người ta uống rượu, bia mà nói uống trái cây lên men thì làm sao biết được? Chỉ căn cứ vào máy đo nồng độ cồn chứ không cần biết là người vi phạm đã uống thứ gì”.

Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi, dựa trên băn khoăn của không ít người trẻ: “Vậy nếu thật sự ăn, uống trái cây lên men và gây nồng độ cồn thì có được quyền yêu cầu CSGT đo lại nồng độ cồn lần 2 sau 15, 20 phút không?”.

Ông Đức trả lời: “Việc này (đo lần 2 – PV) là không thể yêu cầu lại được. CSGT đo và tính ngay thời điểm đó, chứ không thể để sau 15, 20 phút. Người tham gia giao thông không được phép thổi lại. Chỉ có thổi 1 lần chứ không có chuyện thổi tới thổi lui. CSGT căn cứ từ máy đo báo thực tế”.

CSGT này cũng khẳng định: “Đảm bảo nếu không nhậu thì không bao giờ có chuyện thổi lên nồng độ cồn được. Suốt thời gian làm việc, chúng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp như vậy”.

'Ăn uống trái cây lên men gây nồng độ cồn, lái xe có bị CSGT phạt không?' - Ảnh 2.
Thạc sĩ Lê Phú Đông, Phó trưởng khoa Khoa học và công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai)

Nếu có nồng độ cồn phát sinh từ việc ăn trái cây, thì…

Phóng viên liên hệ với thạc sĩ Lê Phú Đông, Phó trưởng khoa Khoa học và công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), để tìm hiểu thực hư liệu ăn uống trái cây lên men có gây nồng độ cồn hay không?

Theo thạc sĩ Đông, hầu hết các loại trái cây đều chứa một số đường tự nhiên, bao gồm đường fructose và glucose. Đó là lý do vì sao khi ăn nhiều trái cây có chứa đường sẽ dẫn đến tình trạng hơi thở có nồng độ cồn.

Quả vải. Ảnh: T.H
Quả vải. Ảnh: T.H

 2. Nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài…

Không chỉ vài mà nhiều loại trái cây khác như nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài… khi ăn vào cũng khiến hơi thở có cồn. Thông thường, các loại quả này khi để một thời gian dài ngoài môi trường sẽ sinh ra mùi cồn đặc trưng, thậm chí qua thời gian dài sẽ chuyển hóa thành axit có mùi chua.

Một số loại hoa quả dễ lên men. Ảnh: T.H
Một số loại hoa quả dễ lên men. Ảnh: T.H

3. Một số loại siro cảm cúm, dung dịch sát trùng, viên sát trùng miệng, họng hay thuốc uống khi lên men khi vào cơ thể cũng khiến hơi thở có cồn.

Uống siro cũng sẽ có cồn trong hơi thở. Ảnh: T.H
Uống siro cũng sẽ có cồn trong hơi thở. Ảnh: T.H

 4. Socola

Ăn nhiều socola có thể có nồng độ cồn trong hơi thở. Ảnh: T.H
Ăn nhiều socola có thể có nồng độ cồn trong hơi thở. Ảnh: T.H

5. Một số thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài thì cũng có thể lên men.

Một số loại thức ăn nguồn gốc tinh bột. Ảnh: T.H
Một số thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài thì cũng có thể lên men.

Không uống rượu chỉ ăn hoa quả vẫn bị thổi nồng độ cồn, mẹo xử lý, tránh thiệt thân

Trước khi tham gia giao thông bạn nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm trên. Sau khi ăn nên súc miệng kỹ để lượng cồn bay hết trước khi lưu thông trên đường, bạn cũng có thể đánh răng, uống một vài loại nước khác giúp giảm nồng độ cồn như trà xanh, socola, trà gừng, nhai kẹo cao su, uống nhiều nước.

Trong trường hợp bạn không uống rượu bia mà chỉ ăn trái cây vẫn có nồng độ cồn thì có  quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng có thể đề nghị được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác tuy nhiên điều này trong thực tế là khó khả thi. Do vậy bạn nên lưu ý hơn khi lưu thông trên đường.

Trả lời Người lao động, ông Nguyễn Quang Nhật, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) – Bộ Công an, cho biết trên thực tế có những tình huống như ăn trái cây (sầu riêng…) mà hơi thở có nồng độ cồn thì vẫn có thể xử lý được vì nồng độ cồn sẽ lưu lại không lâu. Hơn nữa, quá trình lập biên bản, người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng, người vi phạm giao thông sẽ được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.

Related Posts

Tranh cãi phân chia khối tài sản nghìn tỷ của Từ Hy Viên, người được thừa hưởng gây ph:ẫn n:ộ dư luận

Từ Hy Viên đột ngột qua đời, việc phân chia số tài sản trị giá 460 tỷ đồng của cô trở thành đề tài gây chú ý….

CSGT sẽ xử phạt nặng nếu mua sai loại bảo hiểm

Mua bảo hiểm xe máy mà không chú ý thì người dân sẽ vẫn không thực hiện đúng luật nên sẽ vẫn bị CSGT xử phạt. Bảo…

Ai sẽ là người thừa kế khối tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên? Không phải 2 con mà là kẻ đang mất tích này…

Từ Hy Viên tích góp được khối tài sản lớn trong gần 20 năm hoạt động nghệ thuật. Theo truyền thông Trung Quốc, nếu Từ Hy Viên…

Mua bảo hiểm xe máy sai loại cũng sẽ bị phạt

Mua bảo hiểm xe máy mà không chú ý thì người dân sẽ vẫn không thực hiện đúng luật nên sẽ vẫn bị CSGT xử phạt. Bảo…

Kết luận cuối cùng nguyên nhân Từ Hy Viên qua đời: Không phải do cảm cúm như trước đó

Gia đình Từ Hy Viên đang đứng trước cáo buộc nói dối về nguyên nhân cái chết của nữ minh tinh khi hàng loạt bằng chứng chứng…

Chiếc link gắn tên Gấm Kami đang được anh em săn lùng ráo riết

Nhan sắc đắp hàng trăm triệu, Gấm Kami vô tình để lộ điểm trừ vóc dáng. “Đập mặt xây lại” – quyết định táo bạo khiến Gấm Kami nhận…