×

C:ả:n:h s:á:t giao thông có được “rút chìa khóa xe” của người v:i p:h:ạ:m không? Không biết chỉ có t:h:iệ:t

 Trong quá trình làm nhiệm vụ, cảnh sát giao thông có được quyền “rút chìa khóa xe” của người vi phạm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Trong quá trình làm nhiệm vụ, khi phát hiện người điều khiển phương tiện có dấu hiệu vi phạm thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ yêu cầu chủ phương tiện dừng xe và xử lý vi phạm. Vậy, cảnh sát giao thông có được quyền “rút chìa khóa xe” của người vi phạm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát

canh-sat-giao-thong-rut-chia-khoa-xe-1

Theo Thông tư 65/2020 TT-BCA quy định quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát như sau:

– Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư 65/2020 TT-BCA và quy định khác của pháp luật có liên quan…

– Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

– Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, CSGT đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

– Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

– Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong quyền hạn của CSGT, không đề cập đến việc có được rút chìa khóa xe của người vi phạm hay không.

Rút chìa khóa xe liệu có được xếp vào một trong những biện pháp ngăn chặn?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) đã quy định về các hình thức xử phạt, mức xử phạt mà người vi phạm quy định giao thông đường bộ. Trong đó, CSGT có thể áp dụng (tạm giữ phương tiện, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tịch thu các thiết bị lắp đặt sai quy định) và các biện pháp ngăn chặn. Tuy vậy, các hình thức xử lý nêu trên cũng không đề cập đến việc rút chìa khóa xe. Vậy rút chìa khóa xe có phải là biện pháp ngăn chặn?

canh-sat-giao-thong-rut-chia-khoa-xe-2

Căn cứ Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

– Tạm giữ người;

– Áp giải người vi phạm;

– Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

– Khám người;

– Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

– Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

– Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất…

Như vậy, “rút chìa khóa xe” của người vi phạm không thuộc quyền hạn của CSGT và cũng không phải là biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Do đó, CSGT không có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm giao thông.

Related Posts

Ngày thất thứ 3 của Quý Bình, Lê Phương chia sẻ một câu nói vu vơ khiến không chỉ khán giả mà chồng kém 9 tuổi cũng nghẹn giọng

Dưới những bài đăng gần đây của Lê Phương vẫn có những cư dân mạng nhắc đến cố diễn viên Quý Bình. Mới đây, Lê Phương cập nhật hình ảnh…

Sau mốc thời gian này, 100% ô tô, xe máy ở Việt Nam sử dụng điện, năng lượng sạch 

Năm 2040 sẽ hạn chế sản xuất, nhập khẩu ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch, đến năm 2050, phương tiện chuyển đổi sang…

Chuyện gì đây, TP.HCM l:;ỗ 2,28 tỷ đồng sau 4 năm… thu phí đỗ ôtô ở lòng đường

Điểm thu phí đỗ xe ôtô dưới lòng đường Lê Lai (Quận 1, TPHCM). Ảnh: Minh Quân Thông tin trên được nêu trong báo cáo của Sở…

Quyết cạnh tranh với Xanh SM về giá, Grab Việt Nam mua 50.000 xe điện của điện Trung Quốc, tài xế sẽ được hỗ trợ chuyển đổi

Grab và BYD – hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc vừa ký kết QH đối tác khu vực nhằm cung cấp cho tài xế Grab trên…

Vượt Đèo Cả, Tập đoàn Sơn Hải lại vừa vượt mặt, thắng thầu dự án hơn 2.000 tỷ đồng ở vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh”

Dự án này có thể tạo nên bước đột phá về du lịch, phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh được mệnh danh là vùng…

Mazda chốt phương án cuối, kh:ai t:;ử tận 4 mẫu xe: 3 cái tên quen thuộc với người Việt, khả năng cao bị thay bằng xe điện

Tương lai của Mazda đang dần được định hình với những mẫu xe đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, một số mẫu xe hiện tại sẽ bị khai…