×

Con đang đi “tò” có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ bố mẹ?

Do tuổi đã cao, vợ chồng tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 2 mảnh đất ở quê cho người con trai duy nhất. Tuy nhiên, cháu đang phải chấp hành án phạt tù.

Trường hợp này, chúng tôi có thể chuyển nhượng lại cho con được không?

Luật sư Trần Xuân Tiền (Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật, người chấp hành án được hiểu là người bị kết án, người phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.

Theo khoản 1, Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, phạm nhân được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy, người bị phạt tù vẫn có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo luật sư Tiền, do thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một thủ tục dân sự nên người chấp hành án hoàn toàn có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện.

Bố lập di chúc thừa kế cho con gái, con trai trưởng có quyền lợi gì không?

Trong trường hợp giao dịch nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đến thủ tục công chứng thì việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở công chứng. Cụ thể, khoản 2, Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể tới trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Do người đang chấp hành án phạt tù không thể tới trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nên việc công chứng có thể thực hiện tại trại giam nơi người đó chấp hành án. Để thực hiện công việc, cơ quan thực hiện công chứng cần gửi văn bản tới ban quản lý trại giam, nêu rõ việc tiếp nhận và thực hiện yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà một trong các bên tham gia giao dịch là người đang chấp hành án tại trại giam; đồng thời đề nghị được gặp gỡ người đó để thực hiện công chứng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người chấp hành án phạt tù dù bị tước một số quyền cơ bản của công dân nhưng vẫn được cho phép tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự. Do đó, đối với trường hợp của vợ chồng bác muốn chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất cho người con, giao dịch này vẫn có thể được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

Related Posts

Ngày chuyển nhà, từ bức tường cũ liên tục vang ra tiếng đập thình thịch, gia chủ gõ nhẹ thì bỗng 1 thứ được cất kỹ rơi ra…

Ngày chuyển nhà, gia đình anh Toàn – một kỹ sư xây dựng – tất bật dọn dẹp căn nhà cũ kỹ họ mới mua lại giá…

Cuộc sống đ;ại g;ia chơi ng;ông bậc nhất Việt Nam

Đại gia Lê Ân được người dân thành phố biển Vũng Tàu nhắc đến nhiều bởi hành trình lập nghiệp truân chuyên, sự giàu có nức tiếng…

Nam yêu vợ, nhưng lại không thể nào từ chối ý kiến của mẹ và chị gái

Nam và Thương cưới nhau được ba năm, sống trong căn nhà nhỏ ở ngoại ô, nơi có hàng cây xanh mát và khoảng sân đầy hoa…

Năm Cam: Lúc sống làm ông tr;ùm kh;ét tiếng

Dù ƭừng bɪ̣ Năm Cam chối bὀ, ɾuồng ɾẫy, nhưng ngưᴏ̛̀i đᴀ̀n bᴀ̀ nᴀ̀y lᴀ̣i lᴀ̀ ngưᴏ̛̀i duy nhấƭ quỳ gối ƭɾước mᴏ̣̂ khi ông ƭɾùm nhận…

Vợ trẻ lấy chồng 82 t.uổi, đẻ liền tù tì 3 co:n

12 năm trước, chuyện tình “bác – cháu” của ông Ngô Thanh Học và chị Nguyễn Thị Bích đã gây xôn xao cả vùng quê ở huyện…

“Thị Nở tái sinh” sau 6 năm đại tu nhan sắc

Quách Thị Kim Phượng tin rằng, câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” chỉ đúng với những người đã có sẵn nhan sắc, hoặc chí ít có…