×

Lần đầu sang Việt Nam, khách Tây ngỡ ngàng khi… không được nhường đường

“Giao thông Việt Nam như bể cá vàng. Phiền toái nhưng thật kỳ lạ khi nhìn từ trên cao”, một du khách lần đầu tới Việt Nam nói.

Hơn 10 năm làm hướng dẫn viên du lịch, tôi hiểu rằng thử thách lớn nhất dành cho khách nước ngoài là hòa mình vào những con phố. Không tin về những gì hướng dẫn viên giới thiệu về giao thông Việt Nam trên đường từ sân bay về khách sạn, những vị khách nước ngoài chỉ thật sự giật mình khi lần đầu băng qua một con phố.


Giao thông Việt Nam khiến nhiều khách nước ngoài lần đầu ghé thăm e sợ, không dám băng qua đường vì sợ bị đâm trúng. Ảnh: Ngọc Thành

Tôi từng có lần mất gần 10 phút để có thể dẫn một nhóm 18 du khách Thụy Sĩ sang đường tại một con phố ở thủ đô. Nơi chúng tôi sang đường là làn đường dành cho người đi bộ, nhưng không có đèn tín hiệu. Xe cộ vẫn qua lại ầm ầm từ hai hướng, khiến các vị khách trong đoàn “chôn chân” trên vỉa hè, ngó qua ngó lại, không ai dám bước xuống. Tôi dẫn đầu đoàn, giơ tay xin nhường đường và ra hiệu cho đoàn khách bám sát theo sau. Nhưng không vị khách nào dám đi theo.

Một nam du khách gần 60 tuổi đã dũng cảm thử đặt chân xuống lòng đường, chậm chạp tiến khoảng một mét rồi quyết định… quay ngược lại. Tôi đành nói: “Các bạn cứ kệ họ. Họ sẽ tránh chúng ta, cứ bám sát nhau và đi thành đoàn”. Đoàn khách mới bắt đầu di chuyển, nhưng rón rén, co cụm. Khi tới gần sát lề bên kia, họ lập tức chạy thật nhanh lên vỉa hè. “Qua được rồi, qua được rồi”, đoàn khách râm ran nói với nhau khi vừa trải qua “thử thách” sang đường ở Việt Nam.

Đây không phải lần đầu tiên tôi gặp những tình huống như thế. Lần nào, tôi cũng phải giải thích cho khách hiểu, theo luật các phương tiện phải đi chậm, hoặc dừng hẳn khi có người trên vạch đi bộ qua đường. Nhưng đa số người tham gia giao thông ở Việt Nam chưa chấp hành tốt. “Tại sao họ không chịu dừng lại, tại sao họ không nhường đường cho người đi bộ?” là câu hỏi mà tôi nhận được nhiều nhất từ các vị khách của mình.

Một tình huống khác, với tôi đã trở nên quen thuộc, là khi dẫn khách đi bộ quanh các phố phường. Vỉa hè rộng 2 m, từng hàng xe máy dựng chiếm gần hết không gian, chừa lại một lối nhỏ cho người đi bộ. Nhưng không gian đó, nếu không bị quán cóc thì cũng bị những khách hàng ngồi trên ghế nhựa lấn chiếm. Tôi bất đắc dĩ phải dẫn đoàn khách đi bộ dưới lòng đường một quãng ngắn, rồi lại đi tiếp lên vỉa hè khi có chỗ. Cứ thế, chúng tôi “đánh võng” theo đồ thị hình sin đầy chật vật trong cung đường đi bộ khoảng 3 km.


Vỉa hè không còn chỗ do xe máy lấn chiếm nên một nữ du khách phải đi bộ dưới lòng đường. Ảnh: Đăng Tú

Thi thoảng, có vị khách trong đoàn lại giật thót vì tiếng còi xe ô tô, xe máy. Tiếng còi đó với họ thật chói tai và lạ lẫm. Có lúc, họ bối rối không biết xử trí thế nào với một chiếc xe máy đi ngược chiều. “Chúa ơi, xe máy ở đâu mà lắm thế! Không ai nhường ai cả, họ cứ tiến lên và tiến lên, cứ có khoảng trống là họ điền vào”, một vị khách thốt lên. Người khách sau đó cũng giải thích với tôi từng đọc thông tin về tình trạng xe máy ở Việt Nam, nhưng không nghĩ lại nhiều xe đến vậy.

Một lần trước khi kết thúc chuyến đi, tôi ngồi cùng đôi vợ chồng người Canada trên tầng 5 một tòa nhà nhìn ra Hồ Gươm. Claudia, người vợ, nói rằng mình thực sự “muốn khóc” khi xe ôtô phải nhích từng centimet để về khách sạn, trong khi chị đang cần vào toilet. Lần đó, đoàn khách của tôi đã phải ngồi 1 tiếng 40 phút trên xe cho quãng đường 15 km từ đoạn rẽ cuối đường cao tốc về đến khách sạn gần Hồ Gươm. Khi tôi hỏi tại sao chị không lên tiếng để tôi tìm một quán bia bên đường để xin “đi nhờ”, Claudia lảng tránh: “Thôi, chuyện đã qua rồi”.

Claudia chợt nhìn xuống, chỉ cho tôi một cảnh tượng bên dưới với vẻ suy tư: “Anh nhìn xem, có ba cái xe tải cỡ nhỏ, hàng chục cái ô tô con. À kìa, có thêm cái xe chở hàng bé tẹo, rồi hai người đi xe đạp nữa, tất nhiên có rất nhiều xe máy. Cái đi ngược, cái đi xuôi, cái rẽ dọc, cái rẽ ngang… hòa trộn trong những màu sắc khác nhau trông giống như cái bể cá vàng. Họ điều khiển thật khéo léo, thật tài tình, khi mà tất cả cùng chuyển động nhưng không cái nào va đập vào cái nào”.

Bật cười vì sự hài hước của Claudia, tôi đáp: “Va chạm thì có, nhưng vì người Việt đã quen với môi trường, va chạm cũng ít xảy ra trong nội đô như thế này. Nếu lần đầu tôi phải đi xe máy giữa dòng người dưới kia thì chắc chắn tôi không thể cầm lái”.


Claudia cùng chồng tận dụng khoảnh khắc hiếm hoi dạo bộ quanh Hồ Gươm vắng vẻ. Ảnh: Đăng Tú

Claudia giống tôi, cũng như nhiều vị khách nước ngoài khác mà tôi từng thử hỏi “Các vị có muốn thử lái xe không?”, tất cả họ đều chắc nịch: “Ôi ôi, không dám đâu”. Đơn giản, với họ đi bộ giữa các con phố ở Việt Nam đã là một thử thách cực đại, thì cầm vô lăng hay ngồi điều khiển xe gắn máy hẳn sẽ là một cực hình.

Giữa những thử thách đó cũng có những khám phá vô cùng thú vị và ngỡ ngàng. Họ ồ lên trước con số hơn 40 triệu xe máy ở Việt Nam, thắc mắc về những đứa trẻ không đội mũ bảo hiểm khi ngồi cùng bố mẹ trên xe, không hiểu vì sao một chiếc xe máy xi nhan hướng này nhưng rồi lại rẽ hướng khác, hay những nhịp còi xe bíp-bíp liên hồi từ sáng đến khuya… Tất cả đã được những vị khách Tây mục sở thị và trải nghiệm bằng chính đôi chân họ giữa đủ loại xe cộ trên cùng một con đường.

Related Posts

Lý do khiến “thánh l:ật” Toyota Fortuner 12 năm tu:ổi vẫn bán ĐƯỢC GI:Á

Dù đã 12 năm tuổi, được mệnh danh “thánh lật” nhưng chiếc Toyota Fortuner 2012 vẫn được anh Trần Thế Chung ở Hà Nội tậu về với…

Quốc Trường làm tiệc mừng cho bố mẹ ở biệt thự 25 tỷ: Chi phí phát choáng!

Quốc Trường luôn cố gắng báo hiếu, chăm sóc bố mẹ chu toàn. Nam diễn viên thường xuyên đưa đấng sinh thành đi chơi, tặng quà có…

Liên tục bị x:ỉa x:ói 2 con không có mẹ, Hà Trí Quang và Thanh Đoàn đáp trả c:ự:c g:ắ:t

Có con là niềm ước mong không chỉ của mỗi người phụ nữ mà kể cả những người đàn ông giàu tình yêu thương con trẻ. Cặp…

Bị nói 2 con không có mẹ, Hà Trí Quang và Thanh Đoàn đáp trả c:ự:c g:ắ:t, công khai luôn giấy tờ chứng minh

Có con là niềm ước mong không chỉ của mỗi người phụ nữ mà kể cả những người đàn ông giàu tình yêu thương con trẻ. Cặp…

Quang Linh Vlog khiến dân tình ho;a;ng m;a;ng khi mới đây trong một livestream anh bất ngờ bị một đơn vị ở Angola đ;òi n;ợ, phải lập tức cầm điện thoại chuyển khoản ngay

Cái tên của Quang Linh Vlog luôn là nhân vật được mạng xã hội quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây, khi anh hoạt động…

Bị loại vĩnh viễn khỏi đội tuyển Việt Nam, Xuân Trường bật khóc

Tiền vệ Lương Xuân Trường bất ngờ ra mắt dự án mới của bản thân khi không có tên trong danh sách ĐT Việt Nam chuẩn bị…