Hiện nay, nhiều người xây nhà trên đất nông nghiệp của cha ông để lại và vẫn sống ổn định đến nay. Vậy trường hợp này có được xem xét cấp sổ đỏ?
Trước những năm 2000, khi sự hiểu biết pháp luật còn hạn hẹp, nhiều người xây nhà trên đất nông nghiệp của cha ông để lại và theo thói quen vẫn sống ổn định đến nay. Tuy nhiên, hiện nay, họ muốn hợp thức hoá nhà đất và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vậy trường hợp này có được
Xây nhà trên đất nông nghiệp có được xem xét cấp sổ đỏ?
Đất nông nghiệp thuộc nhóm đất nông nghiệp, nó thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Quy định mức xử phạt khi xây nhà mà không có giấy phép xây dựng đã và đang là vấn đề được khá nhiều người dân quan tâm từ thành thị đến vùng nông thôn. Cũng chính vì lẽ đó mà công trình xây dựng nhà ở tại Việt Nam được pháp luật hiện hành quy định chặt chẽ đặc biệt là một trong những thủ tục pháp lý bắt buộc đang có hiệu lực thi hành. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn còn rất nhiều những tồn tại tình trạng người dân tự ý xây nhà khi chưa được cấp giấy phép xây dựng, xây nhà, sửa nhà trái phép, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Khi thửa đất đã được UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại đất nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích là vi phạm pháp luật về đất đai.
Việc xem xét, giải quyết thực hiện theo Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Do đây là vụ việc cụ thể liên quan đến thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Vì vậy, những trường hợp này phải liên hệ với chính quyền địa phương để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xây dựng nhà không phép vẫn không bị tháo dỡ
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng phát sinh kể từ ngày Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực (tức ngày 28/01/2022) thì hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng đó chỉ phạt vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà không bị tháo dỡ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
– Công trình xây dựng trái phép không ảnh hưởng các công trình lân cận;
– Không có tranh chấp;
– Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
– Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo Khoản 2 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, đối với trường hợp không đáp ứng được điều kiện “Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt” thì với hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện trước ngày 15-1-2018 đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhưng đến ngày 15-1-2018 cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thay thế biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.