Thi sa hình là gì?
Thi sa hình, hay còn được gọi là thi sát hạch lái xe, có mặt ở cả phần thi lý thuyết và phần thi thực hành. Đối với phần thi thực hành, sa hình chính là sân tập lái chuyên dụng, còn trong lý thuyết, sa hình sẽ là phần thi mô phỏng với các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình tham gia giao thông với xe ô tô. Với phần thi này, mỗi thí sinh sẽ được yêu cầu giải quyết bài thi theo đúng quy định trong luật giao thông.
Phần thi sa hình được đánh giá là phần thi quan trọng nhất. Bởi lẽ, đây chính là phần kiểm tra thí sinh có nắm được luật giao thông hay không. Đồng thời cũng thấy được khả năng đánh giá, xử lý tình huống của thí sinh.
Phần thi sa hình sẽ bao gồm 11 bài thi với tổng điểm tối đa là 100 điểm. Thí sinh phải đạt được số điểm quy định mới được công nhận đậu phần thi sa hình.
Thi sa hình B1, B2 bao nhiêu điểm thì đỗ?
Nhiều người thắc mắc rằng, thi sa hình B1, B2 bao nhiêu điểm thì đỗ? Theo quy định của Bộ Luật giao thông, thí sinh tham gia thi sát hạch lái xe ô tô phải đạt tối thiểu 80/100 điểm đối với phần thi sa hình. Tại nhiều trung tâm sát hạch, các sân tập sa hình được gắn thiết bị cảm biến chấm điểm tự động. Mỗi khi qua 1 bài thi, kết quả đậu hay trượt sẽ được thông báo. Và kết quả tổng bài thi sẽ được giám khảo thông báo ngay sau khi bài thi được kết thúc.
Theo nhiều người đánh giá, sa hình phần thi khó nhất trong kỳ thi. Phần thi này vừa yêu cầu về kiến thức tham gia giao thông, vừa phải biết cách xử lý tình huống. Tuy nhiên, nếu được luyện tập thường xuyên và nắm vững kiến thức, bạn sẽ dễ dàng thông qua kỳ thi này.
11 bài thi sa hình B1, B2 gồm những gì?
Cụ thể 11 bài thi sa hình B1, B2 bao gồm:
- Bài 1: Xuất phát.
- Bài 2: Dừng xe trong quá trình tham gia giao thông để nhường đường cho người đi bộ.
- Bài 3: Hạ tốc độ xe và khởi hành ngang dốc (đề pa lên dốc).
- Bài 4: Thực hành qua hàng đinh và di chuyển hướng xe với đường vuông góc.
- Bài 5: Qua ngã tư có đèn giao thông.
- Bài 6: Di chuyển đường quanh co.
- Bài 7: Di chuyển, ghép xe vào nơi đỗ dọc.
- Bài 8: Dừng xe ở đường ray, nơi có tàu lửa chạy qua.
- Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng (tăng tốc, giảm tốc).
- Bài 10: Di chuyển xe vào nơi đỗ theo quy định.
- Bài 11: Kết thúc bài thi.
Mỗi thí sinh sẽ có 18 phút đối với phần thi sa hình (thực hành). Sân tập cho bài thi sa hình sẽ được thiết kế mô phỏng với đường thực tế gồm các biển báo giao thông, đèn giao thông, vạch kẻ đường. Thí sinh phải quan sát và theo dõi trong suốt quá trình thực hiện để đảm bảo hoàn thành tốt bài thi của mình.
Hướng dẫn thực hiện thi sa hình B1, B2 đạt kết quả cao
Bên cạnh thi sa hình B1, B2 bao nhiêu điểm thì đỗ, mẹo hay hướng dẫn bài thi cũng là nội dung được nhiều người quan tâm. Như được chia sẻ trên, bài thi sa hình là chướng ngại vật của nhiều người. Nếu đó cũng là khó khăn của bạn, hãy theo dõi ngay một số mẹo, lưu ý dưới đây để giúp cải thiện phần thi của mình.
Đối với phần thi Xuất phát
- Kiểm tra mọi thứ trên xe và điều chỉnh thế ngồi sao cho thoải mái nhất, mọi thao tác lái xe phải thuận tiện, không có chướng ngại vật.
- Điều chỉnh gương với tầm nhiều thuận tiện. Cài dây an toàn, nổ máy trước và đợi lệnh.
- Xi nhan trái cần được bật trước khi xuất phát.
- Di chuyển qua vạch xuất phát 5m, tắt xi nhan.
- Điều chỉnh động cơ với vận tốc khoảng 20km/h.
- Luôn nhớ quy định về luật giao thông mỗi khi lái xe.
Bài 2: Dừng xe cho người đi bộ
Với phần này này, để đạt điểm tối đa, bạn cần:
- Bình tĩnh với bài thi thứ nhất.
- Tiếp tục di chuyển đến bài thi thứ e, dừng xe đúng trước vạch trắng dành cho người đi bộ với khoảng cách không quá 5m.
- Lưu ý luôn giữ động cơ của máy, không nên để máy bị tắt vì sẽ tốn thời gian khởi động, hoặc khiến người cầm lái mất bình tĩnh.
- Di chuyển với vận tốc quy định, không quá 24km/h.
Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc
- Di chuyển đến thanh cảm, hạ tốc độ và di chuyển từ từ đến thanh cảnh, cách thanh cảm 5m.
- Tiếp tục di chuyển nhẹ nhàng để lên dốc, tốc độ cần được đảm bảo để xe không tụt lại sau, và lái xe qua dốc đúng quy định.
- Thí sinh có 30 giây để qua vị trí dừng.
Bài 4: Lái xe hàng đinh, đường vuông góc chữ Z
- Người lái xác định vị trí bánh trước và bánh sau ở hàng lái phụ sao cho vẫn nằm trong vùng giới hạn hình vệt bánh xe. Lưu ý bánh xe không được đè lên vạch kẻ đường.
- Người lái điều chỉnh tay lái để qua được vùng vuông góc.
- Động cơ phải được giữ liên tục.
- Bài thi phải hoàn thành trong 2 phút.
Bài 5: Di chuyển qua ngã tư có đèn giao thông
- Nắm rõ luật và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.
- Dừng xe khi thấy thông báo đèn đỏ, xe cách vạch kẻ đường cho người đi bộ 5m.
- Bật xi nhan đúng quy định. Khi di chuyển đến vùng thi số 5, lưu ý không phạm vào vạch kẻ đường.
Bài 6: Di chuyển trong đường quanh co chữ S
- Di chuyển quanh vùng chữ S với tốc độ chậm.
- Lưu ý nhìn đường cũng như giữ động cơ liên tục.
- Bánh xe không được phạm vào vùng sát hạch.
- Phần thi này được kết thúc trong 2 phút.
Bài 7: Đưa xe vào nơi đỗ
- Ghìm côn, di chuyển xe vào vùng chữ T bãi đỗ.
- Xe đi vào với vận tốc chậm, cửa xe ô tô bên trái (vị trí ngồi của người lái) cách vạch chíp màu đen 20 – 30cm.
- Tiếp tục di chuyển cho đến khi vai của người lái đứng giữa bãi đỗ, đánh hết tay lái về phía bên phải, nhìn vào gương chiếu hậu bên trái, khi nhìn thấy xe và điểm đánh giá trong bãi đỗ thẳng 1 hàng thì phanh lại.
- Buông thắng lái, vào số lùi, nhả côn từ từ để di chuyển xe song song với 2 bên thành của khu vực để xe.
- Điều chỉnh số sàn về 1, tiếp tục di chuyển xe vào buồng đỗ, lưu ý nhìn bên trái và bên phải sao cho bánh xe không phạm vạch kẻ.
Bài 8: Dừng xe tại vị trí có xe lửa đi qua
- Di chuyển và dừng xe trước phạm vi tàu lửa đi qua, cách 5m.
- Liên tục duy trì động cơ, không được để xe tắt máy.
- Sau khi xe lửa qua hoàn toàn, chầm chậm nhấn ga và duy trì tốc độc không quá 24km/h.
Bài 9: Điều chỉnh số sàn khi di chuyển
Trong suốt quá trình di chuyển, bạn cần thay đổi số sàn. Quãng đường cần thực hiện là 50m. Tốc độ cần thay đổi đối với hạng B là từ số 1 lên số 2 và tốc độ phải trên 24km/h đối với 25m đầu tiên. Đối với 25 sau, hãy thay đổi tốc độ ngược lại. Bài thi phải hoàn thành trong 2 phút.
Bài 10: Ghép xe vào lề
- Tiến xe song song với vị trí đỗ lề và dừng ở điểm chuẩn, vị trí người lái phải ngang hàng với điểm chuẩn.
- Đánh hết tay lái về phía bên trái, liên tục nhìn gương chiếu hậu bên trái để xác định điểm dừng lại.
- Nhả thắng và lùi xe về từ từ cho đến khi bánh xe cách vạch 20cm và thắng lại.
- Tiếp tục đánh hết tay lái về bên trái và lùi xe cho đến khi thành xe song song với nhà xe thì dùng lại.
- Thả thắng và lùi xe đến khi xe phạm phải vạch vàng thì dừng lại.
Bài 11: Kết thúc bài thi
- Xi nhanh xe về hướng bạn lái xe ra khỏi vạch kết thúc.
- Tiếp tục lái xe cho đến điểm kết thúc và dừng lại.
Tìm hiểu thêm: Các bước học lái xe cho người mới bắt đầu
Học lái xe ở đâu để cam kết tay lái, tự tin thi sát hạch
Thi sa hình B1, B2 bao nhiêu điểm thì đỗ là mối bận tâm của nhiều người. Tuy nhiên, để có thể vượt qua kỳ thi sát hạch nói chung và phần thi sa hình B1, B2 nói riêng, trung tâm đào tạo là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tay lái của bạn. Do đó, việc tìm và đăng ký các khóa học lái xe uy tín là cần thiết.
Nếu đang tìm hiểu về các trung tâm học lái xe, hãy tham khảo ngay Trung tâm tư vấn Đào tạo lái xe Nam Việt, một trong những cái tên uy tín hàng đầu về khóa học lái xe. Tại đây, học viên sẽ được học 1 kèm 1 với nội dung học đáp ứng đúng quy định của Sở Giao thông Vận tải.
Không những thế, thời gian học lý thuyết và thực hành được đảm bảo, bao đường thực hành, số lượng xe nhiều, đa dạng mẫu mã, mới, … Học viên sẽ được cam kết về tay lái và kiến thức khi kết thúc khóa học.
Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Tư vấn Đào tạo lái xe Nam Việt qua hotline: 0938471112 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc về khóa học.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thi sa hình B1, B2 bao nhiêu điểm thì đỗ. Với những kiến thức được cung cấp, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về phần thi sa hình cũng như tích lũy cho mình những mẹo để kết thúc vào thi thật tốt. Chúc bạn thành công với kỳ thi lái xe của mình.