Một chiếc ô tô được trang bị nhiều tính năng an toàn chính là một trong những yếu tố quan trọng để người dùng lựa chọn.
Xu hướng lựa chọn ô tô ngày nay đã có nhiều thay đổi hơn so với trước đây, ngoài hệ thống khung gầm được thiết kế vững chắc, một chiếc xe được xếp hạng an toàn cao còn được đánh giá thông qua các tính năng an toàn hiện đại được nhà sản xuất trang bị thêm.
Trong đó, một vài tính năng như túi khí, dây đai, hệ thống cân bằng điện tử hay camera lùi được coi là tiêu chuẩn bắt buộc phải có nếu muốn chinh phục được nhiều khách hàng hơn.
Số lượng túi khí
Đây là một trong các hệ thống an toàn bị động đầu tiên được phát minh cho xe ô tô vào năm 1953. Tuy nhiên, chúng chỉ trở nên phổ biến vào những năm 80 của thế kỷ trước khi các nhà sản xuất ô tô bắt đầu lắp đặt túi khí như một thiết bị cơ bản.
Đến năm 1998, hệ thống túi khí trên ô tô đã trở thành trang bị tiêu chuẩn bắt buộc phải có trong tất cả các dòng xe mới, chính thức được thương mại hóa trên thị trường xe hơi.
Xe càng đắt tiền thì hệ thống an toàn càng được trang bị đầy đủ hơn, trong đó số lượng túi khí cũng nhiều hơn so với những dòng sản phẩm có giá trị thấp.
Xét trong cùng một phân khúc, những chiếc xe có nhiều túi khí sẽ là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với đối thủ. Đây là một điểm cộng rất lớn, đảm bảo sự an toàn, cũng như tác động rất tích cực đến tâm lý lựa chọn của người tiêu dùng.
Dây đai an toàn (Seat belt)
Dây đai an toàn 3 điểm đầu tiên cho ô tô được Volvo phát triển vào năm 1959 đã trở thành một trong những phát minh quan trọng nhất của riêng hãng xe Volvo và cũng quan trọng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.
Kể từ khi ra đời đến nay, dây đai an toàn 3 điểm đã cứu mạng hàng triệu người trên khắp thế giới và nó đã trở thành trang bị an toàn bắt buộc trên các mẫu xe hơi hiện đại.
Công dụng của dây đai an toàn mang lại giúp người ngồi trong xe bảo vệ vùng mặt, không văng ra khỏi xe khi xảy ra va chạm không mong muốn. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm va đập giữa các hành khách và phần nào giúp việc túi khí bung được hiệu quả hơn.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Tính năng an toàn này Hệ (phanh ABS) được nghiên cứu và ứng dụng vào những năm 70 của thế kỷ trước. Tác dụng của hệ thống này giúp bánh xe không bị bó cứng trong những trường hợp thắng khẩn cấp, chống việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường. Từ đó giúp người lái dễ dàng kiểm soát hướng lái và đảm bảo thân xe luôn ở trong tình trạng ổn định hơn.
Ban đầu, phanh ABS hầu như chỉ được trang bị trên các dòng xe cao cấp nhưng ngày nay, nhờ tiêu chuẩn an toàn ngày càng nghiêm ngặt hơn nên các nhà sản xuất đã đưa hệ thống này không chỉ có mặt trên tất cả các dòng ô tô từ cao cấp đến bình dân mà còn được ứng dụng rộng rãi trên cả xe máy.
Hệ thống cân bằng điện tử ESP
Hệ thống cân bằng điện tử ESP xuất hiện lần đầu tiên trên xe Mercedes-Benz vào năm 1987. Từ đầu những năm 1990 cho đến nay, công nghệ này đã được nhiều nhà sản xuất ô tô khác chú trọng phát triển và ứng dụng trên hầu hết các mẫu xe.
Cân bằng điện tử ESP là một trong những hệ thống an toàn tiêu chuẩn trên những chiếc xe cao cấp và dần trở nên phổ biến với hầu hết các mẫu xe trên thị trường nhờ vai trò giúp tài xế làm chủ tay lái hiệu quả hơn khi đi qua các địa hình trơn trượt, bùn lầy hoặc đánh lái đột ngột khi gặp chướng ngại vật.
Ngày nay, tính năng an toàn này được trang bị trên hầu hết các dòng xe từ phổ thông cho đến cao cấp. Những mẫu xe hạng A có giá thành thấp cũng đã được trang bị, điển hình như Toyota Wigo, Hyundai i10, Mitsubishi Attrage hay Kia Morning.
Camera lùi
Camera lùi xuất hiện trên những chiếc xe sản xuất thương mại dưới dạng tùy chọn vào những năm 1990 và hiện tại đã trở nên rất phổ biến. Sự xuất hiện của camera lùi giúp cho việc lùi xe, đỗ xe trong không gian hẹp trở nên dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo an toàn phía sau khi lùi, đỗ xe.
Chính vì đem nhiều lợi ích về an toàn, camera lùi đã trở thành trang bị tiêu chuẩn bắt buộc của tất cả ô tô mới bán ra tại nhiều nước. Một số thị trường khác dù không yêu cầu nhưng các nhà sản xuất ô tô vẫn chủ động đưa trang bị camera lùi lên các mẫu xe mới như là một yếu tố để gia tăng sức hút đối với khách hàng.
Hiện nay có nhiều mẫu xe phổ thông tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị tính năng này, chủ yếu ở những phiên bản thấp cấp.
Tuy nhiên, việc trang bị thêm những chiếc camera lùi hiện nay rất dễ dàng và giá bán cũng rất phù hợp với túi tiền, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng là chủ xe có thể trang bị để tăng sự an toàn cho phương tiện.
Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM
Cảm biến điểm mù thường được gắn bên hông xe sẽ phát hiện khi có phương tiện, vật thể đi vào điểm mù của phương tiện. Tùy thuộc vào từng ô tô mà loại cảnh báo có thể truyền hình ảnh hoặc âm thanh cảnh báo về phương tiện đi vào điểm mù.
Theo Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ (IIHS), hệ thống cảnh báo điể mù đã giảm khoảng 14% các vụ va chạm liên quan đến làn đường và mức độ nghiêm trọng của va chạm gây ra khi tài xế chuyển làn hay nhập làn tới 23%.
Tại những quốc gia có tình trạng giao thông phức tạp như Việt Nam, tính năng ngày càng trở nên quan trọng và nhiều người cũng đã quan tâm nhiều hơn đến trang bị này khi quyết định mua xe mới.
Những chiếc xe có kích thước lớn, tầm quan sát thấp với nhiều điểm mù và dễ bị phân tâm khi có trẻ em trên xe, hoặc nếu dành nhiều thời gian để lái xe trên cao tốc, hệ thống cảnh báo điểm mù sẽ cực kỳ hữu dụng.
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp TPMS
Ngày càng nhiều ô tô hiện đại bỏ dần việc trang bị lốp dự phòng nên việc duy trì tình trạng áp suất lốp xe chuẩn sẽ góp phần mang đến một hành trình an toàn. Tuy nhiên, người điều khiển không phải lúc nào cũng có thể nhận ra được lốp có gặp vấn đề hay không. Từ đó, hệ thống cảnh báo áp suất lốp TPMS được ra đời.
Cũng giống như các trang bị an toàn cao cấp khác, hệ thống này ban đầu chỉ được trang bị trên các dòng xe sang, cao cấp nhưng vài năm trở lại đây, hệ thống cảnh báo áp suất lốp dần đã trở nên phổ biến hơn và xuất hiện nhiều hơn trên những mẫu xe phổ thông nhờ những ưu điểm an toàn, tăng tuổi thọ lốp và giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Nếu thấy đèn báo TPMS này sáng nhưng vẫn cố tình bỏ qua nó, chủ phương tiện có thể sẽ đối mặt với một vài vấn đề nghiêm trọng như kiểu bạn bị trượt lái hay nặng hơn là
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào giữa những năm 2000 trên các mẫu xe sang nhưng hiện tại đã nhanh chóng mở rộng sang các phân khúc xe phổ thông.
Hệ thống này sử dụng cảm biến radar, laser hay camera nhằm quan sát và phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra va chạm với các phương tiện khác, khách bộ hành hoặc các mối nguy hiểm.
Theo Viện Nghiên cứu chuyên sâu về tai nạn (GIDAS) tại Đức, hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB có tỷ lệ ngăn chặn va chạm hiệu quả tới 58%. Chính vì vậy, nhiều nhà sản xuất ô tô đã quyết đưa trang bị này trở thành tiêu chuẩn trên các mẫu xe mới từ năm 2022.
Hệ thống AEB này chia làm 3 loại chính gồm: ngăn ngừa va chạm ở tốc độ thấp, ngăn ngừa va chạm ở tốc độ cao và ngăn ngừa va chạm với khách bộ hành. Tất nhiên, cả 3 loại hệ thống ngăn ngừa va chạm trên không loại trừ lẫn nhau.
Trên thực tế, có hệ thống AEB chỉ có thể tránh va chạm ở tốc độ thấp nhưng lại có loại kết hợp cả 3 loại ngăn ngừa trên (ở tốc độ thấp/cao và khách bộ hành).