×
×

Nước làm mát xe hơi bao lâu phải thay một lần? Có tới 90% tài xế trả lời sai

Nước làm mát động cơ ô tô kém chất lượng sẽ làm giảm hiệu quả làm mát và gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ cũng như các cụm cao su, dây điện,… phía dưới nắp ca-pô.

Một chi tiết tưởng chừng đơn giản và ít người để ý đến trong quá trình sử dụng xe, nhưng nước làm mát động cơ lại có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận hành cũng như tuổi thọ của nhiều bộ phận trên một chiếc xe.

Chất lượng nước làm mát kém, đồng nghĩa với việc hiệu quả làm mát động cơ giảm, khiến động cơ bị nóng thậm chí quá nhiệt trong quá trình vận hành. Điều này có thể làm cho các gioăng phớt trong động cơ và các bộ phận nằm dưới nắp ca-pô bị nhiệt tác động làm hư hại, gây thiệt hại lớn cho chủ sở hữu xe.

Duy trì đúng mức dung dịch nước làm mát và thay thế hoặc bổ sung khi cần thiết chính là vấn đề sống còn đối với động cơ và tuổi thọ của toàn chiếc xe.

Nước làm mát động cơ không phải là loại nước lọc dùng trong sinh hoạt hàng ngày mà là chất lỏng chuyên dụng với thành phần chính là nước tinh khiết kết hợp với ethylene glycol có tác dụng truyền dẫn nhiệt và các chất phụ gia chống bay hơi, ăn mòn.

Khuyến cáo từ các nhà sản xuất, người sử dụng nên kiểm tra bình chứa nước làm mát động cơ thường xuyên để chắc chắn mực nước luôn ở trong giới hạn an toàn và bình chứa không bị rò rỉ. Sau khoảng 40.000 km vận hành, nên thay nước mát mới và chu kỳ lặp lại với quãng đường di chuyển tương tự.

Trên tất cả các xe đều có đèn báo nhiệt độ. Khi đèn này bật sáng, chắc chắn hệ thống làm mát của xe đang gặp vấn đề và cần kiểm tra lập tức bình chứa nước làm mát và dầu máy.

Quá trình lựa chọn nước làm mát cần lưu ý đến 3 loại phổ biến gồm nước làm mát màu xanh, màu hồng (SLLC) và màu đỏ (LLC)…. Sự khác biệt là bởi các phụ gia hoà cùng dung dịch chính. Với loại nước xanh và màu hồng, người dùng không cần pha trộn mà đổ trực tiếp vào bình chứa, trong khi đó nước màu đỏ cần được pha trộn với nước lọc theo tỉ lệ 50:50.

Video: 101 cách chống nóng cho ô tô ngày nắng nóng thiêu đốt

Không nên trộn các dung dịch làm mát lại với nhau, nên pha thêm dung dịch làm mát cùng màu với dung dịch mà động cơ đang sử dụng trong những lần bảo dưỡng.

Nước lọc hay những loại nước dùng trong sinh hoạt tự nhiên chứa nhiều tạp chất khác nhau như cặn đá vôi, kim loại… Do đó, khi vào hệ thống làm mát ở nhiều độ cao có thể khiến cặn đóng ở két nước, giảm hiệu suất tản nhiệt. Nước khoáng đóng chai cũng không an toàn vì vẫn có chứa chất có thể gây đóng cặn.

Related Posts

Đi mua nhà với vợ mới, tôi gặp lại người yêu cũ làm bất động sản đang dắt theo con trai đi làm cùng

Tôi không nhớ rõ lý do mình gật đầu khi Linh – vợ tôi – nằng nặc đòi mua căn hộ thứ hai. Có lẽ vì cô…

Mẹ vợ thương chàng rể kh:ổng l:ồ nên làm điều vượt tiêu chuẩn, Lan Phương cũng có nỗi khổ riêng

Với chiều cao hơn 2m, bạn đời người Anh của diễn viên Lan Phương dẫn đầu danh sách những ông chồng “khổng lồ” của sao Việt. Ngày…

Tôi thấy mẹ kế ngày nào cũng khóc nức nở trước bà-n th-ờ sau khi bố mấ-t, tưởng bà tình nghĩa nhưng nào ngờ 49 ngày

“Tôi tưởng mẹ kế tình nghĩa vì ngày nào cũng khóc trước bàn thờ bố, nào ngờ đúng 49 ngày, tôi vừa cắm nén nhang thì rơi…

Tạm biệt Hoàng Hường, ngày này đã đến rồi!

Các sản phẩm gắn tên Hoàng Hường từng phủ sóng mạng xã hội với những lời quảng cáo có cánh, nhưng đằng sau đó là nghi vấn về tính…

Chồng m/ất sớm, chị dâu không đi bước nữa mà ở vậy nuôi 4 em chồng, bị cả làng chửi là ng/////u, nhưng 25 năm sau chuyện độ/ng tr/ời xảy ra…

Ngày anh Hải mất, chị Lan mới 22 tuổi. Đám cưới chưa đầy 2 năm thì tai nạn giao thông đã cướp đi người đàn ông chị…

Hân ngồi bên l-inh c-ữu bố chồng, hồi còn sống, ông cụ là người duy nhất không gay gắt với Hân

Mưa rả rích suốt buổi sáng. Hân ngồi trong xe, lòng ngổn ngang, tay vẫn chưa tắt máy. Cổng nhà ấy – nơi từng là mái ấm,…