×
×

Cắm sạc xe tại chỗ làm nhưng quên không xin phép, nhân viên bị đuổi trong vòng 1 nốt nhạc, CDM ngán ngẩm: Đúng là tư bản!

Một nhân viên tại Dusseldorf, Đức đã phải trả một cái giá cực kỳ đắt khi cắm sạc xe điện tại chỗ làm khi không được phép.

Nhân viên bị đuổi việc vì cắm sạc xe điện tại chỗ làm cuối cùng cũng nhận được cái kết chấp nhận được – Ảnh minh họa: Electrifying

Vào cuối tháng 12-2023, thông tin chính thức được Tòa án Lao động Dusseldorf công bố đã gây tranh cãi trong cộng đồng người dùng xe điện Đức. Sự việc xoay quanh một vụ kiện kỳ lạ khi nhân viên bị đuổi việc vì cắm sạc xe điện tại chỗ làm.

Cụ thể, một nhân viên lễ tân làm việc ở nhà nghỉ địa phương đã cắm sạc “không đúng quy trình” tại chỗ làm của mình. Vào ngày 12-1-2022, người này đỗ chiếc Volkswagen Golf hybrid sạc điện trước tòa nhà rồi ròng dây sạc sang sảnh bên để cắm sạc.

Hành động này khiến chủ nhà nghỉ nóng mặt và bà cho thôi việc lễ tân trên chỉ sau 2 ngày. Động thái sa thải này không hề báo trước. Nhiều người khẳng định đây là động thái rất nặng tay với một nhân viên đã làm việc tại đó 4 năm (từ tháng 7-2018).

Nhân viên lễ tân, không hài lòng về cách giải quyết trên, đã báo cáo sự việc lên chính quyền. Ban đầu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ khi anh được tòa địa phương ủng hộ. Tuy nhiên, chủ nhà nghỉ quyết định kháng cáo và đẩy sự việc lên tòa án cao hơn.

Việc chiếc Volkswagen Golf cắm sạc chỉ là xe hybrid, nghĩa là tiền điện tiêu tốn rất ít (11.000 đồng) nhưng vẫn khiến nhân viên mất việc – Ảnh minh họa: Electrifying

Kết quả sau đó lại bị lật ngược, khi tòa tuyên án việc sạc mà không được cho phép là nguyên nhân chính đáng cho việc sa thải. Việc nguồn sạc là nguồn 220V thay vì hệ thống trạm sạc chuyên dụng là một yếu tố ủng hộ luận điểm trên.

Tương tự, nhà nghỉ không có cơ chế cho nhân viên sạc xe và chi phí do chủ nhà nghỉ phải chịu cũng khiến tòa đưa ra phán quyết cuối như trên.

Tuy vậy, tòa án cũng đồng tình với người nhân viên khi khẳng định việc sa thải là quá nặng và “cảnh cáo là đủ trong trường hợp này”. Số tiền điện mà chủ nhà nghỉ phải trả cho lần sạc đó cũng chỉ là 0,45 USD (gần 11.000 đồng).

Một yếu tố cần cân nhắc là nhân viên tại nhà nghỉ được quyền sạc điện thoại/thiết bị cầm tay ở chỗ làm. Giai đoạn làm việc, theo sổ sách, cũng không cho thấy người nhân viên mắc phải sai phạm hay có mâu thuẫn gì với chủ.

Cuối cùng, phía chủ và nhân viên đạt được thỏa thuận là cho nghỉ việc có bồi thường. Người nhân viên được đền bù số tiền 8.000 euro (213,7 triệu đồng).

Related Posts

Chuyện gì đang xảy ra với diễn viên Việt Anh?

Nhiều khán giả đặt dấu hỏi về tình hình hiện tại của nam diễn viên Việt Anh. Từng được xem là gương mặt vàng của phim truyền…

Thấy vợ l/én cho mẹ đẻ cả cục ti/ền, chồng l/ao vào đòi lại để rồi nh//ục ê chề khi biết sự thật

Thấy vợ l/én cho mẹ đẻ cả cục ti/ền, chồng l/ao vào đòi lại để rồi nh//ục ê chề khi biết sự thật… Hưng về nhà sớm,…

Cuộc sống xa hoa, thú chơi dị thường của ông tr//ùm Vi ‘ngộ’ kh/ét tiếng xứ Thanh

Vi “ngộ” – trùm giang hồ cộm cán xứ Thanh có cuộc sống xa hoa, sở hữu nhiều nhà đất và trang trại rộng 34 hecta và…

Phụ cấp Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thay đổi thế nào SAU SÁP NHẬP?

Mức phụ cấp hàng tháng với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố 2025 được tính theo mức khoán tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP.   Phụ cấp Trưởng thôn,…

Giá vàng TỐI NAY 29/6/2025: THẾ NÀY COI NHƯ HẾT THẬT RỒI

Kết thúc phiên giao dịch tuần, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 117,2-119,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). So…

Bên trong nhà máy VinFast Hà Tĩnh hiện đại hàng đầu VN: Mỗi giờ xuất xưởng 35 xe, nhìn quy trình mới ch;o;á;ng

Nhà máy VinFast Hà Tĩnh là một minh chứng cho thực lực vững mạnh của thương hiệu ô tô Việt Nam. Nhà máy sản xuất ô tô…