×

5 hành vi tưởng là mắc l;ỗi nhưng sẽ không bị CSGT x;ử ph;ạt: Ai không biết thì quá ph:í

Khi tham gia giao thông thì nhưng hành vi dưới đây của người điều khiển xe máy ô tô chỉ bị nhắc nhở không bị phạt.

 

Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải

Theo quy định thì xe máy ô tô khi đi ra đường cần phải có đủ gương chiếu hậu là một trong những điều kiện đảm bảo cho phương tiện giao thông được phép tham gia giao thông (theo điểm e khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Trong khi ô tô chỉ cần không có đủ gương chiếu hậu là sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng. Nhưng với xe máy vi phạm, người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt khi điều khiển xe mà không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng. Cụ thể điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng; Điều này đồng nghĩa rằng, người điểu khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt.

Những lỗi vi phạm khi tham gia giao thông không có luật xử phạt

Những lỗi vi phạm khi tham gia giao thông không có luật xử phạt

Người điều khiển xe máy lái xe bằng một tay

Khi tham gia giao thông nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy thực hiện hành vi buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

Việc buông cả 02 tay khi lái xe máy là hành vi vô cùng nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy, người vi phạm bị xử phạt rất nặng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Như vậy, nếu buông cả 02 tay khi điều khiển xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng, đồng thời còn bị tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng theo điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100.

Nhưng không có điều luật nào quy định việc đi xe máy bằng một tay sẽ bị xử phạt cả. Bởi vậy người đi xe máy bằng một tay không bị xử phạt. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mình và người xung quanh thì mỗi người dân nên đi xe máy bằng hai tay cho an toàn.

Người điều khiển xe ô tô có hành vi buông cả hai tay 

Khoản 23 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ nhưng chưa có quy định giải thích hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ là gì.

Thêm vào đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP chỉ có quy định xử phạt với người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe trên đường chứ chưa có chế tài xử phạt người buông cả hai tay khi lái ô tô.

Việc buông cả 02 tay khi lái ô tô là hành vi rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn bất cứ lúc nào nhưng chưa có quy định xử phạt nên CSGT cũng không thể xử phạt người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, trong mọi tình huống thì người dân cần phải đảm bảo tập trung toàn bộ sức khỏe, tinh thần vào việc lái xe không nên lơ là kẻo dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Những hành vi tưởng là lỗi khi lái xe máy, ô tô nhưng không bị CSGT xử phạt

Những hành vi tưởng là lỗi khi lái xe máy, ô tô nhưng không bị CSGT xử phạt

Người điều khiển xe đeo tai nghe khi đang lái ô tô

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ yêu cầu người điều khiển xe mô tô, xe máy không sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông mà không yêu cầu người điều khiển ô tô thực hiện.Mặt khác, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cũng không quy định về mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô mà sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.

Do đó, việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông bằng ô tô không bị coi là hành vi vi phạm hành chính nên sẽ không bị xử phạt vi phạm.

Xe máy, ô tô không xi nhan khi đi vào đường cong

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan khi chuyển làn; chuyển hướng xe; khi ô tô lùi xe, dừng xe, đỗ xe. Nếu không bật xi nhan trong các trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.

Ngoài ra, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không phải yêu cầu bắt buộc.

Cùng với đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng không quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường cong.

Do đó, khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, không chuyển hướng, không chuyển làn) mà không bật xi nhan cũng sẽ không bị phạt.

Related Posts

Con trai vừa đầy tháng mẹ chồng liền hỏi vay 350 triệu, nhìn số tiền bà trả mà tôi hoảng h;;ốt luôn

Ngay sau tin nhắn mẹ chồng gửi là thông báo biến động số dư từ ngân hàng. Tôi vào kiểm tra số dư trong tài khoản thì…

Vụ án chấn động ở Cần Thơ: Lời khai của chị vợ tại cơ quan điều tra

Liên quan đến vụ N. – nhân viên của một ngân hàng chi nhánh tại TP.Cần Thơ bị hành hung, lột quần áo giữa đám đông, cơ…

Từ tháng 1/2025: Người lái xe mắc l;ỗi này có thể bị THU GIỮ XE và phạt tiền tới 70 TRIỆU ĐỒNG

Theo quy định mới, người điều khiển phương tiện mắc phải lỗi này sẽ bị phạt rất nặng. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 quy định về…

Chính thất phải đối diện với khung hình phạt gì?

Cô gái trẻ bị hai người phụ nữ hành hung, xé rách quần áo tại trung tâm thành phố Cần Thơ, nghi do ghen tuông. Ngày 3/1,…

Cơ ngơi nhà chồng MC Mai Ngọc

MC Mai Ngọc lần đầu hé lộ lâu đài bề thế của nhà chồng thiếu gia ở Bắc Giang khi chia sẻ về lễ rước dâu cuối…

PGS.TS Đàm Hoàng Phúc đưa ra nhận định sâu sắc về VinFast

Theo PGS.TS Đàm Hoàng Phúc, VinFast cùng các doanh nghiệp trong nước sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu tự chủ sản xuất ô tô với tỉ…