Còi điện ô tô là thiết bị bắt buộc mà mỗi ô tô cần phải có để phát tín hiệu cảnh báo khi tham gia giao thông.
Hiện nay, trung bình mỗi xe ô tô sẽ được lắp 2 – 3 chiếc còi điện. Bên cạnh đó, khi sử dụng còi điện thì chủ xe cần phải tuân thủ các quy định lắp đặt cũng như âm lượng.
Theo Phụ lục 1 Thông tư 10/2009/TT-BGTVT về “Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường PTGTCGĐB” quy định kiểm tra còi điện về âm lượng như sau:
Âm lượng tiêu chuẩn phải nằm trong ngưỡng từ 90dB đến 115dB, âm thanh phát ra nhỏ hơn 90dB hay lớn hơn giá trị âm lượng 115dB đều không đạt.
Kiểm tra tình trạng hoạt động: Bấm còi để quan sát, kết hợp với âm thanh của còi. Cần khắc phục nếu âm sắc không liên tục và âm lượng không ổn định; điều khiển bị hư hỏng, khó điều khiển hoặc lắp đặt không đúng quy cách.
Kiểm tra âm lượng: Sử dụng đồng hồ đo âm lượng để kiểm tra xem âm lượng còi quá nhỏ hoặc quá lớn: đặt micro cách phía trước xe 2m, cách mặt đất 1,2m, chính giữa và hướng về phía trước xe; âm thanh còi và ghi lại giá trị âm lượng.
Kiểm tra âm lượng còi cũng là một trong những nội dung kiểm tra khi bạn thực hiện đăng kiểm ô tô, vậy nên hãy chú ý đảm bảo âm lượng còi điện cũng như chất lượng
Cách chỉnh âm lượng còi điện ô tô
Âm lượng còi ô tô hoàn toàn có thể điều chỉnh được. Cách thực hiện như sau: Chủ xe chỉ cần điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh để thay đổi biên độ và tần số dao động của còi hay điều chỉnh sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép.
Trong các trường hợp không thể tự điều chỉnh thì chủ xe nên đến các trung tâm sửa chữa ô tô để được hỗ trợ.