Trong thời gian bị
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với xe máy chuyên dùng) đến 24 tháng (2 năm) nếu vi phạm 4 lỗi sau đây khi tham gia giao thông.
Thứ nhất, điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Thứ hai, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Thứ ba, điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Thứ 4, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Nội dung xử phạt trên được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Trong khoảng thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người bị tước quyền không được điều khiển phương tiện ghi trong giấy phép lái xe bị tước quyền sử dụng để tham gia giao thông, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với lỗi không có giấy phép lái xe.
Cụ thể, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.
Đối với xe ô tô, máy kéo, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trường hợp giấy phép lái xe tích hợp nhiều loại phương tiện (cả ô tô lẫn xe máy), nếu bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với xe máy thì vẫn được điều khiển xe ô tô tham gia giao thông và ngược lại.