×

Vô lăng bị rơ là gì? Mách bạn cách chỉnh độ rơ vô lăng xe dễ dàng chỉ trong vài phút

Vô lăng là một trong những bộ phận quan trọng không thể tách rời trên chiếc ô tô nhưng trong quá trình sử dụng có thể xảy ra tình trạng vô lăng bị rơ.

Vô lăng bị rơ là gì? 

Vô lăng bị rơ (hay còn gọi lỏng vô lăng) là tình trạng vô lăng xe ô tô bị trôi nổi, không có cảm giác bám đường, khiến người lái khó điều khiển và nguy cơ mất kiểm soát.

Nguyên nhân khiến vô lăng bị rơ

Theo các chuyên gia, độ rơ vành tay lái phản ánh độ rơ của hệ thống lái. Tình trạng xảy ra do quá trình sử dụng lâu ngày dẫn đến câc khớp nối như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe.
Vô lăng bị rơ khiến người lái khó điều khiển. (Ảnh minh họa)

 Vô lăng bị rơ khiến người lái khó điều khiển. (Ảnh minh họa)

Với các dòng xe hatchback hay sedan thường dùng hệ thống treo trước McPherson kết hợp hệ thống lái kiểu bánh răng – thanh răng, thủy lực hay trợ lực điện, vô lăng bị rơ thường do rô-tuyn đã hỏng hoặc bị hao mòn.

Ngoài ra, vô lăng bị rơ có thể do va chạm, đâm đụng mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thống lái.

Dấu hiệu nhận biết vô lăng bị rơ

Trường hợp vô lăng bị rơ, tài xế có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

– Cảm giác lỏng lẻo, thiếu độ cứng khi xoay vô lăng

–  Vô lăng quay một góc lớn nhưng bánh xe chỉ xoay một góc nhỏ hoặc không đổ

– Cảm giác giật và không ổn định khi lái xe

– Tiếng ồn kêu lạch cạch, tiếng kêu rít hoặc tiếng động lạ phát ra từ vô lăng

– Khi xe chạy ở tốc độ cao, xe bị mất độ ổn định, cảm giác lái không an toàn

Cách chỉnh độ rơ vô lăng xe 

Để chỉnh độ rơ vô lăng xe, tài xế có thể thực hiện các bước sau:

– Đặt xe ở chế độ đỗ và đảm bảo tay phanh được kích hoạt

– Kiểm tra mức dầu trợ lực lái và đảm bảo đủ mức

– Với vô lăng ở giữa, kéo và đẩy lần lượt về bên phải và bên trái để kiểm tra độ rơ. Nếu cảm thấy độ rơ lớn, có thể tiến hành chỉnh sửa.

– Chỉnh độ rơ bằng cách tháo nắp bảo vệ vô lăng và sử dụng chìa vặn để điều chỉnh mô men xoắn của trục vô lăng.

– Kiểm tra lại độ rơ sau khi đã chỉnh sửa bằng cách lặp lại bước 3.

– Khi hoàn tất, đóng nắp bảo vệ vô lăng và kiểm tra lại độ rơ trước khi lái xe.

Lưu ý, để đảm bảo an toàn, việc điều chỉnh độ rơ vô lăng cần được thực hiện những người có kinh nghiệm hoặc được đào tạo về sửa chữa xe.

Related Posts

Người ta bảo Minh cứ lặp đi lặp lại: “Bố mẹ đâu? Em Na đâu?” như thể nếu hỏi đủ nhiều, câu trả lời sẽ thay đổi

Chị Hoài ngồi trên xe khách, đôi mắt đỏ hoe nhìn qua cửa kính mờ đục. Những con đường quen thuộc từ Hà Nội đến Quảng Ninh…

“Đi Hạ Long nhé, cả nhà mình chưa bao giờ đi du lịch cả”

Tại làng Vĩnh Ninh, nơi những cánh đồng lúa trải dài bất tận, gia đình anh Thái và chị Lành sống một cuộc đời giản dị, đậm…

“Tôi mệt lắm rồi… Chắc số tôi đến đây thôi… tôi buông đây…”

Chiều muộn trên vịnh Hạ Long, ánh hoàng hôn đỏ rực như máu, nhuộm cả mặt nước lấp loáng. Đoàn người từ xí nghiệp xe buýt của…

“Bố ơi, hòn Trống Mái có thật không? Nó giống con gà không?” Minh tò mò hỏi, khiến anh Lài bật cười, xoa đầu con trai

Ở một góc nhỏ của làng quê Cao Thượng, Bắc Giang, ánh nắng hè vàng rực chiếu qua những tán cây, trải dài trên con đường đất…

Hình ảnh cuối cùng của các du khách vui vẻ, hạnh phúc khiến nhiều người x:ó:t xa

Trên mạng xã hội, một đoạn clip được cho là do chính một trong các nạn nhân trên tàu Vịnh Xanh 58, số hiệu QN-7105 trước giây…

Tìm được cờ nhíp vài phút trước khi tàu lật ở Quảng Ninh: Nụ cười còn đó, đồng bào ơi biển lạnh lắm không?

Trên mạng xã hội, một đoạn clip được cho là do chính một trong các nạn nhân trên tàu Vịnh Xanh 58, số hiệu QN-7105 trước giây…