Một báo cáo độc lập đăng tải trên Reuters tiết lộ, mỗi chiếc xe điện được bán ra Xiaomi lỗ khoảng 235 triệu đồng.
Một báo cáo độc lập đăng tải trên Reuters tiết lộ, mỗi chiếc xe điện được bán ra Xiaomi lỗ khoảng 235 triệu đồng.
Trên hạng đối thủ, nhưng bán dưới giá
Mới đây, nhà sản xuất điện thoại Xiaomi đã giới thiệu mẫu ô tô đầu tiên của hãng: Xiaomi Speed Ultra 7 (thường được gọi tắt là SU7). Đây là một mẫu sedan hạng E (tức có kích thước ngang với VinFast Lux A2.0) chạy điện được bán với giá rất phải chăng.
Cụ thể hơn, Xiaomi SU7 có giá bán từ 21,59 vạn tệ đến 29,99 vạn tệ, tương đương 740 triệu đồng đến khoảng 1 tỷ đồng. Tại Trung Quốc, Xiaomi SU7 rẻ hơn khoảng 100 triệu đồng so với đối thủ Tesla Model 3 dù có kích thước trên 2 phân khúc (Tesla Model 3 có kích thước ngang với sedan hạng C).
Theo thông số kỹ thuật mà Xiaomi công bố, SU7 phiên bản cao cấp nhất có cấu hình dẫn động 4 bánh, trang bị pin Qilin 101 kWh do CATL cung cấp, đủ để đi 800km mỗi lần sạc. Phiên bản này cũng cho công suất cao nhất, với 673 mã lực và mô men xoắn tối đa 838 Nm, có thể tăng tốc lên 100km/h trong 2,78 giây, đạt tốc độ tối đa 265km/h.
Tốc độ sạc của mẫu xe này cũng khiến nhiều người bất ngờ. Theo đó, với kiến trúc điện 800V, xe có thể sạc nhanh từ 10% đến 80% trong 19 phút; sạc nhanh 15 phút sẽ đủ điện để đi 510km.
Cùng với đó, Xiaomi SU7 cũng được trang bị nhiều tính năng tiên tiến như gói trợ lái tự động Pilot Pro ADAS.
Sự phiền phức mang tên Xiaomi SU7
Ngay sau khi chính thức mở bán, Xiaomi SU7 đã khiến thị trường xe Trung Quốc rối loạn một chút. Chỉ sau 4 phút, hãng đã nhận hơn 10.000 đơn đặt cọc, sau 27 phút đạt 50.000 đơn, sau 24 giờ đạt gần 90.000 đơn.
Rất đông người tới sờ tận tay chiếc Xiaomi SU7.
Cùng với “cơn bão” đơn đặt cọc, sóng người đổ tới cửa hàng của Xiaomi chờ lái thử cũng khiến truyền thông Trung Quốc bùng nổ. Nhiều bài viết đã phản ánh hàng dài người chờ đến lượt lái thử xe đến cả 2 giờ sáng.
Sức nóng của Xiaomi SU7 còn khiến nhiều buổi livestream bán hàng của… các hãng xe khác bị ảnh hưởng, khi người dùng mạng liên tục vào hỏi mua xe của Xiaomi. Chính vì vậy, rất nhiều người dẫn phiên bán hàng trực tiếp đã phải cầm sẵn biển thông báo không bán xe của Xiaomi.
Nhiều phiên bán hàng trực tuyến của các hãng xe khác bị fan cuồng Xiaomi phá bĩnh.
Những rắc rối bây giờ mới thật sự bắt đầu?
Mạng xã hội Trung Quốc mới đây xuất hiện những bức hình cho thấy xe Xiaomi SU7 gặp tai nạn do mất lái.
Lý do được giới chuyên gia đưa ra là do hệ thống kiểm soát độ bám (Traction Control System) trên Xiaomi SU7 hoạt động chưa chính xác. Hệ thống Traction Control có khả năng xác định bánh xe trượt hoặc không bám đường (khi lực quá lớn khiến bánh không bám đường), từ đó điều chỉnh phanh hoặc lực từ mô tơ / động cơ để đảm bảo khả năng điều khiển xe.
Xiaomi SU7 dường như gặp vấn đề với hệ thống kiểm soát lực kéo.
Không chỉ gặp phản hồi không tốt về hệ thống kiểm soát lực kéo, một bài viết của Reuters còn nêu ra khoản lỗ mà Xiaomi phải gánh khi phát triển mẫu xe này. Bài viết của Reuters dẫn nhận định của các chuyên gia tại Citi Research, cho rằng phát triển SU7 có thể tạo ra khoản lỗ ròng 4,1 tỷ tệ (tương đương 14,15 nghìn tỷ đồng).
Dựa trên ước tính doanh số 60.000 chiếc của năm nay, tính bình quân mỗi chiếc bán ra sẽ gánh khoản lỗ khoảng 68.000 tệ, tương đương khoảng 235 triệu đồng.
Tất nhiên, khoản lỗ này hiện tại có lẽ không phải là một gánh nặng với Xiaomi, bởi khi nhà sáng lập Xiaomi công bố kế hoạch phát triển ô tô điện, ông cho biết công ty sẽ đầu tư lên tới 10 tỷ USD vào ngành này, cho rằng đó là “kế hoạch kinh doanh trọng điểm cuối cùng” của đời ông.
Nhưng nếu khoản lỗ tiếp tục kéo dài nữa và không thể thu hồi vốn thì sao?
Có vẻ như, những rắc rối thật sự đáng kể với Xiaomi SU7 bây giờ mới bắt đầu?
Theo: Đời sống pháp luật
“Thùng tôn di động” Tesla Cybertruck liên tục gặp sự cố ngay sau khi bàn giao tới khách hàng, phải gọi cứu hộ
Sau vài km di chuyển, chủ nhân chiếc Tesla Cybertruck đã hiện thông báo lỗi, khiến chủ xe phải khởi động lại nhiều lần và kết thúc bằng việc gọi cứu hộ để đưa vào trung tâm sửa chữa của Tesla.
Cybertruck trên đường phố (Ảnh: Top Gear).
Vừa qua, một sự cố đáng tiếc đã xảy ra với chiếc Tesla Cybertruck ngay sau khi được bàn giao.
Sau hơn 1km di chuyển, chủ chiếc xe đã phải gọi cứu hộ vì cụm dây điện hạ áp bị lỗi. Vụ việc này tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về chất lượng sản phẩm của Tesla, vấn đề mà thương hiệu này từng nhiều lần bị chỉ trích.
Màn hình cảnh báo sự cố trên xe Cybertruck (Ảnh: Gear Down Youtube).
Thomas Remo, người dẫn chương trình của kênh YouTube Gear Down, đã trực tiếp trải qua sự cố này. Anh đã mời khán giả theo dõi quá trình nhận chiếc xe bán tải mới của mình. Sau vài phút khám phá các tính năng của xe, anh ấy ngồi lên ghế lái và cho xe di chuyển bình thường.
Khi đang đi trên phố, màn hình trung tâm của xe đã nhấp nháy đỏ cùng với tiếng kêu bíp liên tục. Tuy nhiên, Remo không lập tức quay lại showroom. Anh tiếp tục lái thêm một đoạn nữa trước khi chiếc xe bị hạn chế tốc độ chỉ còn vài km/h và buộc anh phải dừng lại. Sau khi khởi động lại, chiếc xe hoạt động bình thường và lỗi không xuất hiện nữa.
Thế nhưng, mỗi lần bật chế độ Beast (hiệu suất cao) của xe, chiếc Cybertruck lại rơi vào tình trạng cũ và điều này đã khiến Remo thực sự thất vọng. Lỗi này đã xuất hiện 5 lần trong quãng đường 71km đầu tiên, đến mức chủ xe đã quá quen với việc phải nhanh chóng khởi động lại chiếc xe giữa đường phố.
Tuy nhiên, Remo đã đánh giá sai về sự nghiêm trọng của vấn đề. Chiếc xe tải điện một lần nữa bị buộc dừng trong cơn mưa và anh lại phải tiếp tục gọi cứu hộ.
Mô tả lỗi từ bộ phận dịch vụ của Tesla (Ảnh: Gear Down/Youtube).
Trong tài liệu của Bộ phận dịch vụ của Tesla, vấn đề được mô tả liên quan đến cụm dây điện hạ áp kết nối với khu vực phụ trợ. Đội ngũ Tesla đã thay thế miễn phí và sau đó chiếc Cybertruck hoạt động bình thường trở lại .
News
“Dì Tuyết” Tân Dòng Sông Ly Biệt làm mẹ đơn thân, tuổi 50 khiến dân tình mòn con mắt vì quá ch:áy, nhiều mỹ nhân Cbiz không bì kịp
Ở tuổi 49, nữ diễn viên Vương Lâm vẫn làm ‘mẹ đơn thân’ nhưng nhan sắc luôn cuốn hút và quyến rũ. Vương Lâm là nữ…
Sau 20 năm ”Tân dòng sông ly biệt” phát sóng, 2 người trở thành sao hạng A nhưng có 3 diễn viên thì nằm xuống khi tuổi đời còn trẻ
Dàn diễn viên chính của “Tân dòng sông ly biệt” gồm Triệu Vy và Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng hiện đều đã là những nghệ sĩ…
Châu Tấn chưa là gì, đây mới là cái tên mà Triệu Vy g:hé:t nhất làng giải trí
Theo Sohu, khi còn ở đỉnh cao sự nghiệp, Triệu Vy không “ngán” bất cứ ai vì nữ diễn viên không chỉ là ngôi sao nổi tiếng bậc…
Đoạn cờ nhíp nói về việc “gi:ế:t người” của Triệu Vy bất ngờ gây bão trở lại, “hoa đán” bật cười như đó chẳng phải chuyện to lớn đến r:ùng m:ình
Đằng sau phát ngôn khiến khán giả rùng mình của Triệu Vy là scandal bí ẩn với thủ đoạn tàn khốc. Theo Sohu, Triệu Vy dù bị phong sát cấm…
Lâm Tâm Như mất dần thiện cảm với khán giả: Năm xưa giả vờ bị bạn diễn QRTD, m:ồ:m t:hú:i nay còn “phông bạt” tiền từ thiện suốt 4 năm, đến khi bị bóc mẽ thì tẽn tò
Bộ mặt thật của 1 mỹ nhân hạng A: Giả vờ bị quấy rối tình dục hãm hại bạn diễn, “phông bạt” tiền từ thiện suốt 4…
Đi t:ò 13 năm, Ngô Diệc Phàm phải làm công nhân để kiếm tiền tiêu vặt nhưng thái độ cải tạo khiến dân tình phần nộ
Cựu ca sĩ diễn viên Ngô Diệc Phàm đã đi tù được 3 năm. Vì vụ án của Ngô đặc biệt nghiêm trọng, gây chấn động không…
End of content
No more pages to load