Nếu thường xuyên ăn các món như nem thính, gỏi, bạn có thể thấy một số lá sung ăn kèm có nổi nhiều nốt sần. Vậy những nốt này là gì?

Lá sung là loại rau gia vị thường được dùng để ăn kèm với các món như nem thính, nem tai, gỏi… Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy các lá sung nổi lên nhiều nôt sần cứng, màu xanh nhạt. Nhiều người không biết tại sao những nốt này lại xuất hiện và lá sung như vậy ăn vào có an toàn không?

Trên thực tế, lá sung nổi nốt được gọi là lá sung vú hoặc lá sung cóc, lá sung có tật. Những nốt sần này xuất hiện trên lá sung là do lá bị loài sâu P.syllidae ký sinh. Tuy nhiên, con sâu đã bỏ đi rất lâu trước khi những nốt này phồng to lên. Bên trong các nốt sần không có trứng hay con sâu ký sinh.

Đông y cho rằng lá sung có nốt sần còn tốt hơn lá bình thường, tác dụng trị bệnh gan, nhức đầu, tốt cho người ốm…

Lá sung có thể xuất hiện nhiều nốt sần. Những nốt này có liên quan đến một loại sâu ký sinh.

Lá sung có thể xuất hiện nhiều nốt sần. Những nốt này có liên quan đến một loại sâu ký sinh.

Đặc biệt, các nốt sần này chỉ hình thành ở những lá mới mọc từ chồi chứ không phải tất cả các lá sung đều sẽ nổi nốt sần như vậy. Nếu lá đã già mới bị sâu ký sinh tấn công thì rất hiếm xuất hiện nốt sần.

Việc nốt sần ở lá sung cũng có thể hiểu đơn giản giống như người bị dị ứng thì sẽ nổi mề đay, còn cây gặp côn trùng, sâu ký sinh cũng sẽ nổi nốt. Đây là cấu tạo của cây, không khác đi được.

Không chỉ có sung mà nhiều loại cây khác cũng có phản ứng tương tự, lá gặp sâu ký sinh sẽ xuất hiện nhiều nốt sần.

Như đã nói ở trên, nốt sần không chứa trứng hay sâu nhưng nếu thấy trên lá có những nốt có màu sắc khác biệt so với lá cây (chẳng hạn như màu đỏ cam) và dễ dàng gỡ ra khỏi lá thì bạn nên cẩn thân. Đây chính là trứng côn trùng. Nốt sần bình thường sẽ có màu xanh nhạt hơn màu lá một chút và dính liền vào lá chứ không dễ gỡ ra.

Việc ăn những lá sung có nốt sần này không có sự khác biệt nào so với các lá thông thường. Trước khi ăn, bạn chỉ cần chú ý rửa lá thật kỹ là được.