×
×

Tuyến buýt BRT duy nhất ở Hà Nội sắp bị “kh:ai t:ử”, bao giờ thì chính thức có hiệu lực?

Trong phương án điều chỉnh quy hoạch chung về phát triển giao thông sắp tới, tuyến buýt nhanh BRT tại Hà Nội sẽ sớm bị thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.

Đoàn giám sát chuyên đề của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa có chuyến khảo sát thực tế, làm việc tại thành phố Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Trong đó, nội dung về phương án quy hoạch phát triển giao thông được đề cập tới, đặc biệt là hướng điều chỉnh loại hình xe buýt nhanh BRT. Cụ thể, tuyến buýt BRT sẽ được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị số 11 (Metro).

Tuyến buýt BRT Hà Nội sắp bị

Xe buýt nhanh BRT được đầu tư nhà ga chờ hiện đại Hoạt động kém hiệu quả khiến tuyến buýt nhanh sắp bị khai tử.

Lý do tuyến buýt nhanh bị thay thế là vì hiệu quả thấp, nhất là những thời điểm lưu lượng giao thông đông đúc, xe buýt BRT không đảm bảo tốc độ “nhanh”, vẫn chạy chậm như các tuyến buýt thông thường.

Dự án hơn 270 tỷ đồng ở Nam Từ Liêm vẫn ngổn ngang sau 4 năm khởi công

Dù đưa vào hoạt động từ năm 2016 với tổng đầu tư khoảng 1.100 tỉ đồng, xe buýt BRT vẫn hoạt động ì ạch, nhận được nhiều phản ứng trái chiều. Trên thực tế, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã – Yên Nghĩa hiện đang hoạt động không đạt hiệu quả tốt.

Tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội có chiều dài hơn 14km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỉ đồng/xe. Được ưu ái xây dựng làn đường riêng, nhà ga tiêu chuẩn hiện đại nhưng chỉ khi đường thoáng, xe buýt nhanh mới thực sự di chuyển với tốc độ kỳ vọng.

Tuyến buýt BRT Hà Nội sắp bị

Xe buýt BRT không chiếm thế “độc tôn” trên chính làn đường riêng Nhiều phương tiện lấn làn, dừng chờ đèn đỏ trên làn BRT.

Tuyến buýt BRT Hà Nội sắp bị

Xe buýt nhanh có lượng hành khách thưa thớt Nhiều người dân bày tỏ sự nghi ngại đối với sự thay thế xe buýt nhanh.

Theo ghi nhận, vào khung giờ 8 – 10 giờ sáng hay giờ tan tầm, làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh bị lấn làn bởi nhiều phương tiện giao thông khác. Trên tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, trục đường hẹp, mật độ và lưu lượng phương tiện lại quá lớn khiến cho xe buýt nhanh cũng phải nhích từng chút một. Hàng dài xe máy ngang nhiên dừng chờ đèn đỏ trên làn BRT. Khi đèn chuyển xanh, xe buýt nhanh phải chờ đoàn người di chuyển mới có thể chậm rãi lăn bánh.

Điều này khiến xe buýt nhanh không thể hoạt động hết công suất, buộc trở thành “xe buýt thường” dù có làn đường riêng.

Được biết, dự án xe buýt nhanh BRT này được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng. Dù vậy, thời gian qua, BRT đã tự chứng minh tính khả thi của nó. Kết quả là BRT sẽ sớm bị thay thế bằng tuyến đường sắt trên cao.

Người tham gia giao thông nghĩ gì?

Trước thông tin tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã – Yên Nghĩa sắp bị khai tử, nhiều người dân tại Hà Nội bày tỏ mong muốn, xe buýt nhanh sớm dẹp bỏ, trả lại làn đường dành cho các phương tiện giao thông khác.

Anh Nguyễn Văn Sơn (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Bỏ BRT là đúng, xe cứ lấn vào là bị phạt, nhưng số lượng chuyến BRT không nhiều, thành ra lãng phí. Những lúc đường đông, ùn tắc mà không được đi vào làn BRT khiến người tham gia giao thông phải chen chúc nhau vô cùng khổ sở”.

Tuyến buýt BRT Hà Nội sắp bị

Dù đưa vào hoạt động từ năm 2016 với tổng đầu tư khoảng 1.100 tỉ đồng, xe buýt BRT vẫn hoạt động ì ạch, nhận được nhiều phản ứng trái chiều.

Việc khai tử tuyến buýt nhanh là điều nhiều người dân tại Hà Nội mong muốn đã lâu. Ghi nhận tại đường Lê Văn Lương, tuyến BRT chiếm diện tích 1/3 chiều rộng mặt đường. Vào giờ tan tầm, số lượng phương tiện tăng lên. Trong khi các làn đường đang trong tình trạng “nghẹt thở” thì làn dành riêng BRT lại là “đường cấm” đối với người tham gia giao thông. Điều này gây tâm lý khó chịu, bức xúc cho người đi đường.

Chị Trần Phương Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) thường xuyên đi làm qua đường Tố Hữu, vào buổi sáng, chị phải chịu cảnh chen lấn, thậm chí thúc giục đi vào làn BRT của người đi sau.

“Nhiều khi tôi không muốn đi vào làn BRT vì biết là sai luật, nhưng những người đi sau và bên cạnh cứ bấm còi, thậm chí thúc giục tôi tiến vào làn BRT cho đỡ ùn tắc. Lúc đó tôi cũng đành làm theo. Nếu giờ bỏ làn BRT đi thì phần đường sẽ thông thoáng hơn, tôi nghĩ sẽ giảm được ùn tắc”, chị Lan cho biết.

Tuyến buýt BRT Hà Nội sắp bị

Việc khai tử tuyến buýt nhanh là điều nhiều người dân tại Hà Nội mong muốn đã lâu.

Tuyến buýt BRT Hà Nội sắp bị

Từ gần 10 năm trước, đã có các siêu đề án về hơn 10 tuyến BRT Hà Nội được lập ra. Tuy nhiên cho đến giờ, chỉ có 1 tuyến xe buýt nhanh đi vào hoạt động.

Bên cạnh những lời phàn nàn về tuyến buýt nhanh, một số người dân lại đặt ra dấu hỏi về tính khả thi của việc thay thế BRT bằng tuyến đường sắt đô thị.

Bà Trịnh Thị Nguyệt (Hà Đông, Hà Nội) đã sinh sống tại Hà Đông được 40 năm và cũng là khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ xe buýt nhanh. Khi biết thông tin xe buýt BRT sẽ bị khai tử, bà Nguyệt ngờ vực: “Thay bằng đường sắt trên cao thì bao giờ mới xong. Thế cụ thể bao giờ bắt đầu làm dự án đấy? Lúc nào thì xe BRT dừng hẳn?”.

Có cùng câu hỏi với bà Nguyệt, bạn Nguyễn Thế Dũng (Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ: “Em thường sử dụng xe buýt nhanh để đến trường. Dù phải đi bộ khoảng cách xa để ra đến ga nhưng em thấy cách này cũng tiết kiệm. Nếu thay thế bằng đường sắt đô thị, liệu bao giờ tuyến đường sắt này sẽ xong để người dân được sử dụng?”.

Từ gần 10 năm trước, đã có các siêu đề án về hơn 10 tuyến BRT Hà Nội được lập ra. Tuy nhiên cho đến giờ, chỉ có 1 tuyến xe buýt nhanh đi vào hoạt động. Đó là lý do khiến nhiều người dân Thủ đô còn nghi ngờ vào tính khả thi của dự án tuyến đường sắt đô thị số 11.

Có thể thay thế xe buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị nhưng đến nay, lộ trình hay phương án cụ thể vẫn chưa rõ ràng. Nhiều người lo lắng sẽ phải chờ đợi dự án mới trong vô vọng hoặc tiếp tục sử dụng xe buýt nhanh trong tình trạng kém hiệu quả như bây giờ.

Related Posts

Người dân lắc đầu trước cách ghi số điện của EVN

Hiện gần một nửa số hộ trên cả nước vẫn được theo dõi bằng công tơ cơ – thiết bị cần sự can thiệp của con người…

“Hổ páo” bến xe cũng không bằng 1 ghế lên phường: Chúc mừng chị bán nước đã quay vào ô “trúng thưởng”

“Không được đứng đây bắt xe”, người bán trà đá nói. Sau đó, người này cho biết khu vực cô gái đứng là nơi “tao bán hàng”….

Thanh mai trúc mã của người yêu đưa tôi tấm thẻ đen chứa 5 tỷ bắt tôi rời xa anh ấy

Tôi ngồi bên cửa sổ, nhìn mưa lất phất rơi trên con phố nhỏ. Hơi lạnh từ kính thấm vào đầu ngón tay, làm tôi khẽ rùng…

EVN r-à s-oát lại hộ dân có tiền điện tăng cao để “hoàn trả” chênh lệch?

EVN yêu cầu rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc hóa đơn tiền điện tăng bất thường trong kỳ hóa đơn tháng 6.2025….

Đi xin làm thư ký tại tập đoàn lớn nhất Hà Nội, cô gái ăn mặc quê mùa bị bảo vệ chặn ở cửa mà không biết rằng đó là…

Buổi sáng Hà Nội, sương mỏng như một lớp khăn voan phủ lặng trên mặt đường Nguyễn Chí Thanh, nơi tòa nhà kính tráng lệ của Tập…

Nữ bệnh nhân h-ôn m;/ê suốt 4 năm bỗng có dấu hiệu mang th-ai, cả bệnh viện r;/úng đ-ộng

Cô gái tên L., 27 tuổi, nhập viện từ năm 2021 sau tai nạn nghiêm trọng, chấn thương sọ não, hôn mê sâu.Suốt 4 năm, L. nằm…