×

Đề xuất tăng 200% lương để giữ chân cán bộ, ai sẽ là người hưởng lợi?

Vị trí làm việc ở cấp xã, cấp tỉnh này được đề xuất hưởng 200% lương nhằm thu hút và giữ chân lao động chất lượng cao trong lĩnh vực nhà nước.

Ngày 10/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên 47, cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021-2024.

Tại phiên họp, theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, trước mắt, với cán bộ công nghệ thông tin ở cấp xã, tỉnh, thậm chí cả cấp bộ trong cơ quan nhà nước, cần có cơ chế đặc thù, ít ra như nghị định 140 về thu hút nhân tài (là) hưởng 200% lương mới giữ được.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, điều quan trọng nhất là sau đợt giám sát này có được cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ông Hồ Đức Phớc nêu thực tế, vẫn chưa quy định thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân lực chất lượng cao được đánh giá trên bằng cấp hay khả năng thực hành – trình độ chuyên môn.

“Cần làm rõ khái niệm, khái niệm của nguồn nhân lực chất lượng cao thì chúng ta mới đi vào được những vấn đề trọng yếu khác và có các giải pháp“, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nói.

tăng lương, lương cán bộ,  tăng 200% lương để giữ chân cán bộ

Đề xuất tăng 200% lương để giữ chân cán bộ công nghệ thông tin các cấp. (Ảnh minh họa).

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần có quỹ về đào tạo và thu hút nhân tài. Những việc này khi Chính phủ nghiên cứu trình cần có sự đồng thuận của Quốc hội.

Báo Thanh niên đưa tin, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, điều quan trọng nhất là sau đợt giám sát này có được cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế vẫn chưa quy định thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao, được đánh giá trên bằng cấp hay khả năng thực hành – trình độ chuyên môn.

Ông Phớc cũng đề xuất cần có một quỹ về đào tạo và thu hút nhân tài. Những việc này khi Chính phủ nghiên cứu trình cần có sự đồng thuận của Quốc hội. Theo đó, khi thu hút thì chính sách nhà ở, biên chế, thu nhập, sử dụng và đề bạt thế nào. Ví dụ, thu hút vào cơ quan nhà nước thì có chính sách về biên chế không, hay phải hợp đồng. Những vấn đề này cần phải cân nhắc.

“Trước mắt, đối với cán bộ công nghệ thông tin ở cấp xã, tỉnh, thậm chí cả cấp bộ trong cơ quan nhà nước, cần có cơ chế đặc thù về thu hút nhân tài (hưởng 200% lương) thì chúng ta mới giữ được các em. Nếu không giữ được thì vận hành theo dạng số hóa rất khó khăn và sau đó bị rối”, ông Phớc nói và cho rằng, khi lập quỹ thu hút nhân tài trên cơ sở khuyến khích doanh nghiệp tài trợ, theo dõi sử dụng quỹ và có sự đánh giá.

Cũng đưa tin về phiên họp này, báo Tuổi trẻ ghi nhận, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng điều quan trọng nhất làm thế nào để sau đợt giám sát có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thực tế, chưa quy định thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao – được đánh giá trên bằng cấp hay khả năng thực hành – trình độ chuyên môn. “Vì vậy cần làm rõ khái niệm và phạm vi của nguồn nhân lực chất lượng cao thì chúng ta mới đi vào được những vấn đề trọng yếu khác và có giải pháp”, ông Phớc nêu.

Vấn đề quan trọng là làm thế nào để đào tạo và sử dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, phải có một quỹ về đào tạo và thu hút nhân tài. Những việc này khi Chính phủ nghiên cứu trình thì cần có sự đồng thuận của Quốc hội.

Để thu hút và sử dụng phải có cơ chế chính sách cho nhân lực chất lượng cao. Thu hút vào cơ quan nhà nước hay cả cho doanh nghiệp, việc này cũng phải làm rõ. Khi thu hút thì chính sách nhà ở, biên chế, thu nhập, sử dụng và đề bạt thế nào.

Ví dụ, thu hút vào cơ quan nhà nước có chính sách về biên chế không, họ được vào biên chế ngay hay phải hợp đồng. Những vấn đề này cần phải cân nhắc.

Theo Phó thủ tướng, vừa qua khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương địa phương 2 cấp cho thấy hệ thống, nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước còn yếu.

Những người có năng lực lại ra làm doanh nghiệp ngoài vì cơ quan nhà nước trả lương như công chức 5 đến 7 triệu/tháng, không thể thu hút được.

“Trước mắt, với cán bộ công nghệ thông tin ở cấp xã, tỉnh, thậm chí cả cấp bộ trong cơ quan nhà nước, cần có cơ chế đặc thù, ít ra như nghị định 140 về thu hút nhân tài (là) hưởng 200% lương mới giữ được. Nếu không giữ được, vận hành theo dạng số hóa rất khó khăn và sẽ bị rối“, Phó thủ tướng cho hay và nêu rõ khi lập quỹ thu hút nhân tài phải trên cơ sở khuyến khích doanh nghiệp tài trợ, theo dõi sử dụng quỹ và có sự đánh giá.

Related Posts

C/ấ/m xe xăng sắp triển khai – đây là 5 thủ tục người dân cần biết để nhận hỗ trợ

Hà Nội sẽ nghiên cứu tình trạng cấm xe máy an toàn vào đường vành đai 1 từ ngày 1-7-2026, theo chỉ thị số 20 của Thủ…

Cập nhật sáng hôm nay: Giá xăng RON-95 giảm mạnh, về mốc dễ thở nhưng RON-92 thì s/ố/c

Giá xăng dầu thế giới tiếp đà giảm do lo ngại nguồn cầu từ Trung Quốc và sự mạnh lên của đồng USD. Giá dầu thế giới…

‘Mày không xứng với con tao” – mẹ chồng g//ào lên xé giấy h//ôn th//ú ngay giữa đám cưới

Dưới ánh đèn lấp lánh của một hôn lễ được chuẩn bị công phu, không khí lẽ ra phải tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Những…

Kiểm tra xe máy bị hỏ/ng của vợ, người chồng phát hiện 1 vật khiến anh phải gọi cảnh sát ngay lập tức…

Tại một khu phố nhỏ ở ngoại ô TP.HCM, Minh và Lan là một cặp vợ chồng trẻ, sống bình dị nhưng hạnh phúc. Minh làm kỹ…

Chuyên gia đề xuất “mua xe điện nửa giá”, áp dụng cho tất cả người dân

Chuyên gia cho rằng cần sớm có giải pháp hỗ trợ người dân chuyển đổi sang xe điện khi thực hiện cấm xe máy xăng vào Vành đai 1…

Người dân cần làm ngay việc này để mua xe điện dưới 30 triệu đồng, thủ tục cực nhanh gọn trước khi c/ấ/m xe xăng

Với ngân sách dưới 30 triệu đồng, người dùng Việt có đa dạng lựa chọn xe máy điện từ VinFast, Yadea hay Honda. Tại Chỉ thị 20…