×
×

Từ 1/7, lao động nam được nghỉ 60 ngày khi vợ si;nh, áp dụng với những trường hợp nào?

 Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, mang đến nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động. Trong đó, thời gian nghỉ của lao động nam khi vợ sinh được mở rộng.

Lao động nam được xin nghỉ ở nhà chăm vợ con trong 60 ngày kể từ khi vợ sinh

Trước 1/7/2025, theo mục d khoản 2 điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Tuy nhiên, từ 1/7/2025, những ngày nghỉ việc hưởng chế độ thai sản phải trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày vợ sinh con. Theo đó, trong 60 ngày kể từ khi vợ sinh con, lao động nam tham gia BHXH bắt buộc được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:

– 5 ngày làm việc khi vợ sinh thường.

– 7 ngày làm việc khi vợ sinh con cần phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi. Lao động nam sẽ được nghỉ thêm 3 ngày (tức 13 ngày) cho mỗi con tính từ con thứ 3 trở đi trong trường hợp sinh 3 trở lên.

– 14 ngày làm việc khi vợ sinh đôi phải phẫu thuật. Trường hợp sinh 3 trở lên phải phẫu thuật, lao động nam được nghỉ thêm 3 ngày cho mỗi con tính từ con thứ 3 trở đi.

Từ 1/7, lao động nam được nghỉ bao nhiêu ngày khi vợ sinh? - Ảnh 1.

Lao động nam được xin nghỉ chăm vợ con trong 60 ngày kể từ khi vợ sinh. (Ảnh minh họa – Ảnh: TTXVN)

Trường hợp người lao động nghỉ nhiều lần, ngày bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng phải trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.

Như vậy, từ 1/7/2025, pháp luật cho phép lao động nam được nghỉ chăm vợ sinh con trong 60 ngày đầu kể từ khi vợ sinh thay vì chỉ được nghỉ trong 30 ngày đầu như trước ngày 1/7/2025, nhưng không được nghỉ tổng số thời gian vượt quá thời gian quy định tại khoản 2 điều 53 Luật BHXH 2024.

Ngoài ra, người chồng có thể xin nghỉ nhiều hơn thời gian kể trên nhưng không được tính hưởng thai sản bằng cách xin nghỉ phép năm hoặc xin nghỉ không lương.

Chồng đóng BHXH tự nguyện, vợ nội trợ cũng được hưởng trợ cấp thai sản

Luật BHXH 2024 được Quốc hội thông qua ngày 29/7/2024 đã bổ sung thêm chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện cho tất cả những người tham gia.

Tại Điều 94 Luật BHXH số 41/2024/QH15 quy định, lao động nam có vợ sinh con cũng được hưởng trợ cấp thai sản. Như vậy, vợ không bắt buộc phải tham gia BHXH, chỉ cần chồng tham gia BHXH tự nguyện, vợ cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản. Mức trợ cấp thai sản được hưởng là 2 triệu đồng/con theo điều 95 Luật BHXH 2024.

Theo điều 94 Luật BHXH 2024, các đối tượng và điều kiện được hưởng trợ cấp thai sản được quy định như sau:

Thứ nhất, đối tượng đã có thời gian đóng BHXH tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, vừa đóng BHXH tự nguyện từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con được hưởng trợ cấp thai sản khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

– Lao động nữ sinh con.

– Lao động nam có vợ sinh con.

* Trường hợp cả chồng và vợ đều tham gia BHXH: Chỉ 1 trong hai được nhận trợ cấp thai sản

* Trường hợp cả 2 đều vừa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện, vừa đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc: chỉ được hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc.

Thứ hai, vợ tham gia BHXH mà chết sau khi sinh con: cha/người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp thai sản.

Thứ ba, vợ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, chồng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện: vợ được hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, chồng được hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện.

Thứ tư, chồng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, vợ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện: chồng được hưởng chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc, vợ được hưởng trợ cấp thai sản trong BHXH tự nguyện.

Sảy thai cũng được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 52 Luật BHXH 2024, các trường hợp người lao động nữ chấm dứt thai kỳ, bao gồm: sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định đều được nghỉ và hưởng chế độ thai sản.

Cụ thể, thời gian nghỉ tối đa được quy định theo tuổi thai như sau:

– Tối đa 10 ngày: Thai dưới 5 tuần tuổi.

– Tối đa 20 ngày: Thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

– Tối đa 40 ngày: Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi.

– 120 ngày nếu thai từ 22 tuần tuổi trở lên.

Trước ngày 1/7, chỉ những trường hợp sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý mới được giải quyết chế độ.

Tuy nhiên theo Luật mới, tất cả các trường hợp phải can thiệp y tế để chấm dứt thai kỳ đều được hưởng chế độ thai sản, không phân biệt nguyên nhân.

Con sinh ra mất sớm, mẹ vẫn nghỉ thai sản đủ 6 tháng

Theo Khoản 2 điều 52 Luật BHXH 2024, trường hợp lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 điều 50 của Luật này mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con.

Như vậy, lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Có nghĩa vợ vẫn được nghỉ đủ 6 tháng, chồng vẫn được nghỉ chăm vợ và hai vợ chồng đều được hưởng chế độ thai sản như bình thường.

Trước ngày 1/7/2025, theo khoản 3 điều 34 Luật BHXH 2014, tường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng.

Ngoài ra, cũng theo Luật mới, khoản 4 điều 53, trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên, khi sinh nếu có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số thai bao gồm cả con sống, con chết và thai chết.

Trợ cấp một lần khi sinh mỗi con bằng 2 lần mức tham chiếu

Từ 1/7/2025, trợ cấp một lần khi sinh con được tính bằng 2 lần mức tham chiếu tại thời điểm sinh. Hiện tại, mức tham chiếu tương đương mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng, tức trợ cấp sinh con khoảng 4,68 triệu đồng/con.

Điều 60 về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, mức hưởng cho 1 ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.

Related Posts

Qua mai mối của một người họ hàng xa, tôi quen biết vị hôn phu hiện tại, anh là trai tân chưa vợ

Sau nhiều lần đến chơi, tôi mới biết được sự tình của gia đình chồng. Tôi là mẹ đơn thân hiện đang có một cô con gái…

Từ 1/7: Hàng triệu người sắp phải trích lại hơn 1,5 triệu đồng/tháng cần nắm rõ tránh ho;a;ng m;a;ng vì ‘hụt ti:ền’ lương

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), tù 1/7/2025, người mức lương 15 triệu đồng/tháng, sẽ phải trích lại một số tiền để đóng bảo hiểm. Từ…

Biến cố ập đến bất ngờ khiến nữ sinh phải đội khăn trắng đi thi

Biến cố ập đến bất ngờ khiến nữ sinh phải đội khăn trắng đi thi – câu chuyện phía sau khiến hàng triệu người lặng người Sáng…

VinFast CHƠI LỚN tung chính sách chưa từng có: Trừ thẳng 100 triệu đồng vào gi:á bán xe

Đặc biệt, chính sách này được áp dụng đồng thời với các ưu đãi hiện hành của VinFast. Tiếp nối chuỗi hoạt động thiết thực trong khuôn…

Tôi ôm nỗi u;ất ứ;c ấy trong suốt thai kỳ, chờ đến ngày con chào đời, tôi nhất định phải bế con đi gặp chồng cũ

Năm đó, chồng cũ cho rằng tôi bị vô sinh nên kiên quyết ly hôn. Tôi từng nghĩ rằng, gặp được người chồng đầu tiên là điều…

Tôi rời khỏi đó như kẻ m;;ộng d;u, đầu óc trống rỗng, bước đi giữa hành lang bệnh viện lạnh ngắt mà lòng tôi n;óng ran

Tôi đã nghĩ, cuộc đời mình từ đây viên mãn. Nhưng rồi, chỉ vài ngày sau chuyến du lịch nước ngoài đó, mọi thứ như sụp đổ……