×

Sau 29 năm biệt tích, ông Tư Cang – chiến sĩ tình báo hoạt động b;/í m//ật trong nội thành Sài Gòn bất ngờ trở về nhà đúng ngày 30/4

Ngày đó, có thời điểm, ông vào nội đô Sài Gòn, diễn vỏ bọc của gia sư, kế toán. Xong chuyến công tác, ông trở về căn cứ đóng tại Địa đạo Củ Chi, ăn măng tre, uống nước cầm hơi, cùng các chiến sĩ vũ trang, giao thông bảo vệ điện đài vô tuyến, giữ đường dây liên lạc thông suốt cho đến ngày thống nhất đất nước.

Cán bộ Cụm tình báo H.63, từ bên trái qua: đồng chí Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thị Ba, Nguyễn Văn Tàu, Nguyễn Văn Minh. Ảnh: Tư liệu
Ông đi làm cách mạng năm 1946, lúc vợ đang mang thai đứa con đầu lòng. Cũng từ đó, ông mất liên lạc với gia đình suốt gần 30 năm. Vì yêu cầu của tổ chức, ông đổi tên, sống dưới thân phận mới, hoạt động tình báo ngay trong lòng địch. Bà Ánh, vợ ông không biết ông còn sống hay đã hy sinh, chỉ biết lần cuối ông nói: “Anh đi, rồi anh sẽ về.” Vợ ông vẫn luôn chờ đợi, tin vào lời ông nói: trở về.

Ông Tư Cang sum họp cùng vợ, con gái, cháu ngoại sau ngày 30/4/1975. Ảnh: tư liệu
Đêm gặp lại: Tối 30/4/1975, khi Sài Gòn vừa giải phóng, ông trở về căn nhà cũ ở Thị Nghè, không quân hàm, không huân chương, chỉ là một người đàn ông bước vào ngõ tối, gọi lớn: “Nhồng ơi! Nhồng!”. Bà Ánh giật mình. Đó là biệt danh của con gái. Bà chạy ra, òa khóc: “Ở đây nè, anh về đó hả?”. Cái ôm đầu tiên sau 29 năm. Ngày ông đi, con gái còn trong bụng mẹ. Ngày ông về, con đã 29 tuổi, có chồng, có con nhỏ.

Ngọn đèn trong nhà bật sáng. Tiếng bà Ngọc Ảnh vang lên từ phía sau cánh cửa, xen lẫn âm thanh mở ổ khóa lách cách: “Anh về hả? Em biết mà, gọi tên Nhồng, em biết chỉ có anh”.

Bà Ảnh mừng rỡ, chạy ra giọng líu ríu, đứt quãng. Đại tá Tư Cang xúc động ôm lấy bạn đời, đặt lên trán nụ hôn thắm thiết. Chị Giang, năm đó 28 tuổi, con gái ông Tư Cang, vội vàng đánh thức đứa con 3 tuổi: “Con ơi, dậy ra đón ông ngoại về”.

Sau gần 30 năm chiến đấu, đêm nay, hạnh phúc thật sự trong vòng tay, vậy mà người chiến sĩ vẫn ngỡ là giấc mơ.

Ông nghẹn ngào không nói được lời nào, chỉ biết ôm chặt cô cháu gái vào lòng. Đêm ấy, đứa cháu nhỏ rụt rè nói: “Con mừng ông ngoại về với bà ngoại”. Cả nhà đều khóc. Dù đóng vai trò quan trọng trong kháng chiến, với ông, được trở về nhà, được ăn bữa cơm với vợ con, bế cháu trong tay là phần thưởng lớn nhất.

 Đại tá Nguyễn Văn Tàu đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006. Ảnh: Tư liệu
Sau ngày đoàn tụ, ông lại tiếp tục công tác cho đến ngày nghỉ hưu. Một người lính từng sống dưới “thân phận giả” gần 30 năm. Một người chồng giữ trọn lời hứa “anh đi, rồi anh sẽ về”. Một người cha trở về vào đúng ngày đất nước thống nhất… Không cần phim ảnh, đây là câu chuyện thật, ngay giữa đời thường.

ng Tư Cang kể, những năm ở chiến khu miền Bắc, ông đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần bức thư vợ gửi, nhớ từng dấu chấm, dấu phẩy. Những kỷ vật như chiếc khăn vợ tặng, ảnh chụp con gái, ông gìn giữ như vật quý giá. Tiếc rằng, chiến tranh, bom đạn, mọi thứ sau này đều thất lạc.

“Chiến tranh mà, tôi mang thân mình chạy dưới địa đạo còn bom đạn tàn phá hết thư từ, kỷ vật của vợ con. Tôi thấy thương con Nhồng, lớn lên không có hơi ấm của cha, thấy có lỗi vì không mua được quà gì gửi về cho con”, Đại tá Tư Cang nhớ lại quãng thời gian xa cách gia đình.

“Kỷ luật hay là chết, đó là lý do ông nén nỗi nhớ thương vợ con để hoạt động tình báo bí mật?”, người viết đặt câu hỏi.

Đại tá đáp: “Số phận đã chọn rồi. Nguyên tắc cao nhất của tình báo là ngăn cách, bí mật. Những năm ở nội đô Sài Gòn, tôi chỉ cách vài ki-lô-mét nơi vợ con sinh sống, nhớ thương lúc nào cũng thường trực, nhưng không một lần rẽ về nhà. Thậm chí, đồng đội của tôi không ai biết tôi đã lập gia đình, kể cả cô Tám Thảo (điệp viên cụm H.63 – PV)”.

Nếu không chia cắt triệt để, vợ con ông Tư Cang khó có thể an toàn xuyên suốt chiến tranh. Bởi, người chiến sĩ quê Bà Rịa – Vũng Tàu vốn là “con cá bự” được địch ráo riết truy lùng danh tính, treo thưởng lớn cho ai cung cấp manh mối.

Suốt những năm ông Tư Cang làm Cụm trưởng Cụm tình báo chiến lược H.63, bà Ngọc Ảnh như cái bóng, âm thầm hỗ trợ chồng hoàn thành nhiệm vụ dù chưa một được gọi tên chồng một cách thân thương. Tưởng gần nhau, nhưng lại xa cách nghìn trùng.

Vị Đại tá kể, thi thoảng ông vào nội đô Sài Gòn hoạt động, sống dưới vỏ bọc gia sư ngoại ngữ, trú ẩn tại nhà điệp viên Tám Thảo. Thi thoảng, có công văn đột xuất cần giao cho Tư Cang, người giao thông viên sẽ đến đưa cho bà Ảnh, rồi bà Ảnh lại chạy đến nhà bà Tám Thảo.

Điệp viên Tám Thảo không biết đó là vợ Tư Cang, nói rằng: “Anh Tư, có bà “tóc búi” đến tìm anh”. Ngồi phía trong phòng khách nhìn ra cổng nơi vợ đang đứng, ông nén tình thương vợ, nói tỉnh bơ như nhắc về người xa lạ: “Ừ, em ra lấy thư vào cho anh”, sau đó lại nhìn bạn đời lủi thủi quay lưng đi về.

Lần khác, Tư Cang và Tám Thảo vào vai đôi tình nhân đi xem phim. Từ xa, bà Ngọc Ảnh đang đi cùng nhóm bạn, cặp mắt buồn bã dõi theo bóng hình chồng bên mỹ nhân khác. “Mãi đến sau này, vợ mới kể cho tôi lần đó. Thấy tôi đi với Tám Thảo, vợ liền nói với bạn rằng bà đau đầu, không muốn xem phim nữa. Phải thương tôi lắm, bà ấy mới chấp nhận cuộc sống gần trong gang tấc mà vẫn xa cách như vậy”, Đại tá nhìn xa xăm, kể lại.

Related Posts

Cô gái nhường ghế hạng thương gia cho cựu chiến binh, cả máy bay đều bảo cô lo chuyện bao đồng, hôm sau trực thăng riêng hạ cánh ngay trước nhà

Lan bước lên máy bay, ánh mắt sáng lên khi nhìn thấy ghế hạng nhất mà cô đã dành dụm cả năm trời để mua vé. Đây…

Trở về sau 5 năm XKLĐ, chồng sh//ock nặng khi thấy con trai giống hệt hàng xóm và cái kết

Hùng bước xuống xe, đôi mắt đỏ hoe sau hành trình dài từ nước ngoài về. Năm năm xuất khẩu lao động, anh sống trong mỏi mòn,…

Tôi đưa 10 triệu cho giúp việc về quê

Giúp việc xin 10 triệu về quê nghỉ lễ, tôi đưa ngay nhưng hành động của con trai làm tôi nghĩ lại, đuổi việc luôn Tôi thuê…

Khán giả so sánh giọng hát của Võ Hạ Trâm và Duyên Quỳnh

Thời gian gần đây, ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác nhận được nhiều tình cảm của công chúng. Bản…

Võ Hạ Trâm c:ứ:u Duyên Quỳnh 1 bàn thua

Thời gian gần đây, ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác nhận được nhiều tình cảm của công chúng. Bản…

Giá vàng hôm nay (2-5)

Giá vàng hôm nay 2.5: Giá vàng trong nước bất động dịp nghỉ lễ. Vàng thế giới giao dịch quanh mốc thấp nhất 2 tuần, nhưng chuyên…