×

Chính thức: Cả nước sẽ còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống còn 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 11 khóa 13 chiều 12/4, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc sắp xếp này được thực hiện với tinh thần “khoa học, đột phá, sáng tạo, bám sát thực tiễn và có tầm nhìn 100 năm”, nhằm mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cho đất nước.

Mục tiêu của việc sắp xếp là xây dựng chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu quả, gần dân, đáp ứng yêu cầu quản trị hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát triển kinh tế (chú trọng kinh tế tư nhân), khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao đời sống nhân dân.

“Nhiều đồng chí băn khoăn vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và sắp xếp nhân sự Đại hội. Các cơ quan Trung ương sẽ có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí, tiêu chuẩn. Tôi đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”, Tổng Bí thư nói.

Ông yêu cầu Ban Thường vụ cấp tỉnh (có sáp nhập, hợp nhất) phải bàn kỹ với nhau vấn đề này để tạo sự thống nhất cao trong thực hiện, nhất là bố trí người đứng đầu các cơ quan sau khi sáp nhập. Những vấn đề chưa thống nhất thì Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư được phân công phụ trách địa bàn sẽ hướng dẫn, chỉ đạo. Các tỉnh cũng cần phân công thành viên cấp ủy tỉnh hướng dẫn chỉ đạo Đại hội cấp xã.

Sau khi Trung ương thống nhất, Chính phủ và địa phương sẽ xây dựng phương án chi tiết việc sáp nhập tỉnh, thành, xác định tên gọi, trung tâm hành chính mới, để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5-6.

Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 11, chiều 12/4. Ảnh: TTXVN

Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 11, chiều 12/4. Ảnh: TTXVN

Cấp huyện sắp chấm dứt hoạt động

Theo chủ trương đã được Trung ương thống nhất cao, chính quyền địa phương sẽ được tổ chức theo 2 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu). Cấp huyện sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Quốc hội thông qua việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025. Dự kiến, cả nước sẽ giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

Trung ương cũng đồng ý chủ trương lập tổ chức đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động của các đảng bộ cấp huyện.

Với mô hình hành chính mới này, cấp tỉnh sẽ có vai trò vừa thực hiện các chủ trương, chính sách từ Trung ương, vừa ban hành các chính sách phù hợp với tình hình địa phương và trực tiếp chỉ đạo, quản lý các hoạt động của cấp xã trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Trong khi đó, cấp xã sẽ tập trung thực hiện các chính sách từ Trung ương và cấp tỉnh ban hành. Đồng thời, cấp xã sẽ được tăng cường phân cấp, phân quyền và có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật và các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình.

Sáp nhập Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội và hội quần chúng

Trung ương đã thống nhất chủ trương sắp xếp, tinh gọn và hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cả cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã. Đồng thời, Trung ương cũng chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang và giảm mức đóng góp công đoàn phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Ban Chấp hành Trung ương cũng nhất trí về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và pháp luật liên quan đến chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ việc sắp xếp bộ máy. Các văn bản pháp luật này cần hoàn thành trước ngày 30/6 và có hiệu lực từ ngày 1/7.

Các quy định mới sẽ có thời gian chuyển tiếp để đảm bảo hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn, phù hợp với lộ trình sắp xếp, sáp nhập. Trung ương yêu cầu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả việc hoàn thiện thể chế.

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng, bao gồm Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 52 địa phương còn lại thuộc diện sắp xếp, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Một số phương án sáp nhập đang được nghiên cứu như Đà Nẵng và Quảng Nam; Bắc Giang và Bắc Ninh; Hải Phòng và Hải Dương; Lào Cai và Yên Bái…

Related Posts

1 nàng hậu của Sen Vàng ghi danh Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, nguyên nhân vì mâu thuẫn công ty cũ?

Á hậu này gây bất ngờ khi xuất hiện tại buổi sơ khảo Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam sáng 12/4. Sáng 12/1, buổi sơ khảo toàn…

Thấy các đầu số này nháy máy 3s rồi tắt, phải làm ngay thao tác này để tránh bị luadao ch/iếm đoạt tài sản

Đối tượng liên tục gọi vào số điện thoại của người dân, nhưng cuộc gọi chỉ kéo dài chừng 3 giây rồi tắt. Công an cảnh báo…

Mẹ Quý Bình không kìm nổi mà khóc nức nở trước kết quả xét nghiệm của cháu nội

Diễn viên Quý Bình từng có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên doanh nhân Ngọc Tiền. Từ khi kết hôn, cặp vợ chồng cùng nhau đồng…

Mãn nhãn hình ảnh 5000 người tập luyện diễu binh 30/4

Ngày 30/4, TPHCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước(30/4/1975-30/4/2025)….

Bao lâu năm mất tích, bé gái tìm thấy bố của mình, phản ứng của mẹ mới là điều đáng nói

Sáng chủ nhật, trời trong xanh, gió mát lành. Linh, một cô bé 10 tuổi, tung tăng bước đi trên con đường làng quen thuộc. Mẹ bảo…

Ông lão đại gia cho tiền đứa bé ăn xin thì phát hiện ra 2 cậu bé giống y hệt mình, ông đón hết về nhà xét nghiệm ADN thì b/ẽ bà;;ng phát hiện ra

Ông Tâm, một đại gia nổi tiếng trong ngành bất động sản, từng có một cuộc sống tưởng chừng viên mãn với người vợ xinh đẹp và…