×
×

Danh sách 11 tỉnh, thành không thuộc diện sắp xếp

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng.

Đó là Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 52 địa phương còn lại thuộc diện phải sắp xếp, bao gồm cả 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Cơ quan soạn thảo cho biết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã sẽ dựa trên các tiêu chí: diện tích tự nhiên, quy mô dân số, yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng và an ninh. Trong đó, tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo Nghị quyết số 1211 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính.

Theo đó đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện. Tỉnh miền núi, vùng cao diện tích từ 8.000 km2, dân số 0,9 triệu; tỉnh còn lại diện tích 5.000 km2, dân số 1,4 triệu. Thành phố trực thuộc trung ương diện tích 1.500 km2, dân số một triệu. Tất cả tỉnh, thành phố đồng thời phải có từ 9 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

Các tỉnh, thành phố chưa đạt 100% tiêu chuẩn đơn vị cấp tỉnh theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính thì phải sáp nhập.

Hồ Hoàn Kiếm tại TP Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Hồ Hoàn Kiếm tại TP Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Việc sáp nhập các tỉnh tuân thủ các nguyên tắc tương đồng về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, đảm bảo sự gắn kết cộng đồng dân cư, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, lịch sử, dân tộc của từng địa phương; vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông và không gian kinh tế phù hợp, tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển của tỉnh sau sáp nhập.

Ngoài ra, quá trình sáp nhập cũng phải căn cứ vào trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền, mức độ chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; đặc biệt chú trọng bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực hải đảo và vùng biên giới.

Dự kiến tỉnh sáp nhập với tỉnh sẽ tiếp tục gọi là tỉnh, trong khi tỉnh sáp nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương vẫn giữ nguyên là thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự thảo cũng quy định rõ các trường hợp không thực hiện sắp xếp, bao gồm đơn vị có vị trí biệt lập, giao thông kết nối khó khăn và đơn vị có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Cả nước còn dưới 3.000 đơn vị hành chính cấp xã

Theo Bộ Nội vụ, dự kiến có 9.996 trên tổng số 10.035 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp để còn lại khoảng dưới 3.000.

Đơn vị cấp xã có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải tiến hành sắp xếp. Quá trình sáp nhập cấp xã cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, liên kết tiểu vùng, vùng tỉnh, quy mô và trình độ phát triển kinh tế. Đồng thời, sắp xếp phải bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội, hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế – xã hội.

Trường hợp sáp nhập từ bốn đơn vị cấp xã trở lên thì tiêu chuẩn về diện tích và dân số không cần đặt ra như một điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, mục tiêu sau sắp xếp là giảm số lượng đơn vị cấp xã từ 70-75% so với hiện tại. Sự thay đổi lớn này nhằm tạo tiền đề tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp (tỉnh – xã), thay vì ba cấp (tỉnh – huyện – xã) như hiện nay.

Việc sáp nhập xã sẽ được thực hiện trên nguyên tắc giữ nguyên trạng các đơn vị hành chính hiện có và có thể sáp nhập xã của huyện này vào xã của huyện khác. Xã sáp nhập với xã sẽ tiếp tục gọi là xã, còn xã sáp nhập với phường sẽ tiếp tục gọi là phường. Các địa phương sẽ chủ động lựa chọn tên gọi mới nhưng Trung ương khuyến khích việc đặt tên theo tên của đơn vị cấp huyện trước khi sắp xếp, kèm theo số thứ tự để thuận tiện cho quá trình số hóa và cập nhật dữ liệu thông tin.

Bộ Nội vụ cho biết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sẽ được triển khai trước theo lộ trình đã được Bộ Chính trị phê duyệt. Song song với quá trình này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các quy trình chính trị và pháp lý cần thiết để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho việc kết thúc hoạt động của cấp huyện.

Related Posts

Toàn bộ camera hành trình ghi lại thời điểm cô gái trẻ bị c:á:n trên đường

Một vụ tai nạn thương tâm vừa xảy ra tại Hà Đông (Hà Nội) khiến một cô gái tử vong tại chỗ. Đáng chú ý, xe khách…

Vụ tainan thương tâm tại Hà Nội: Tìm ra danh tính lái xe bỏ trốn

Một vụ tai nạn thương tâm vừa xảy ra tại Hà Đông (Hà Nội) khiến một cô gái tử vong tại chỗ. Đáng chú ý, xe khách…

Cứ mỗi lần về nhà, chồng lại thấy vợ vội vã bê chậu hoa giấy ra ngoài hiên – đến khi lắp ca-me-ra, anh phát hiện sự thật khiến gia đình đ/ổ v/ỡ!

Cứ mỗi lần về nhà, chồng lại thấy vợ vội vã bê chậu hoa giấy ra ngoài hiên – đến khi lắp ca-me-ra, anh phát hiện sự…

Dòng chia sẻ của chồng “cô dâu 62 tuổi” gây xôn xao

6 năm trước, đám cưới của chị Lê Thị Thu Sao (SN 1956, tỉnh Cao Bằng) và chồng trẻ Triệu Hoa Cương (SN 1992, tỉnh Cao Bằng)…

Mẹ chồng va;y tiền 3 lần chẳng lần nào trả lại, vừa h//é nửa lời nhắc thì chồng n/;ổ;i c/á-u, vậy mà chỉ một tin nhắn thế này – giờ tháng nào bà cũng tự động chuyển khoản

Sau một thời gian không khí gia đình căng thẳng, chị Phương quyết định đổi cách tiếp cận. Báo Thanh Niên Việt có bài viết: “Mẹ chồng…

Người dùng chạy thử bộ đôi xe điện VinFast: NÓI THẲNG 1 sự thật chỉ có 2 CHỮ

Bộ đôi VinFast VF 7 và VF 8 xuất hiện tại khu vực lái thử trong khuôn khổ sự kiện “Thu xăng – Đổi điện” chinh phục…