×

Chiếc xe đặc biệt có thể tự động “nắn” dải phân cách để mở rộng đường, chống tắc

 Chiếc xe có khả năng dịch chuyển dải phân cách bằng bê tông để mở rộng làn đường vào giờ cao điểm đang được sử dụng ở khu vực cầu cảng Auckland Harbour của New Zealand.

Mật độ giao thông liên tục thay đổi trong một ngày, nhưng bố cục đường thường cố định và điều đó có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc. Ví dụ, vào buổi sáng, làn đường bên trái thường đông hơn làn bên phải, còn buổi chiều có xu hướng ngược lại, dẫn tới việc một bên thiếu một bên thừa.

Tuy nhiên, với chiếc xe đặc biệt này, cơ quan điều tiết giao thông có thể thay đổi độ rộng của làn đường tùy theo tình hình thực tế để giảm thiểu ách tắc. Video ghi lại hoạt động của xe đã lập tức “gây sốt” trên mạng xã hội.

Video cho thấy một chiếc xe tải di chuyển dọc cầu cảng Auckland Harbour của New Zealand, trông giống như đang “nuốt” các khối bê tông của dải phân cách. Nhưng khi nhìn ra sau xe sẽ thấy nó thả các khối bê tông ở một vị trí mới, dịch sang bên trái để mở rộng làn đường bên phải.

Chiếc xe đặc biệt có thể “nắn” dải phân cách để mở rộng đường, chống tắc (Video: NZ Transport Agency Waka Kotahi).

“Cỗ máy có hai động cơ, di chuyển chéo như loài cua và nhấc được 16 khối bê tông nặng 750kg cùng một lúc. Chúng tôi thay đổi làn đường cho phù hợp với lưu lượng giao thông”, Cơ quan Giao thông vận tải New Zealand giải thích.

Video đã thu hút rất nhiều lượt xem trên mạng xã hội và chiếc xe nhận được nhiều ý kiến tán thưởng, cho rằng có thể áp dụng ở nhiều nơi. Trên thực tế, cỗ máy này không phải là mới hay duy nhất.

Các “máy dịch chuyển rào chắn”, hay còn gọi là “xe tải kéo khóa”, đã hoạt động trên cầu New Zealand từ năm 1990 và một số thành phố khác trên thế giới, như Sydney (Australia) hay San Francisco và San Diego (Mỹ), với cơ chế tương tự.


Chiếc xe đặc biệt có thể nắn dải phân cách để mở rộng đường, chống tắc - 1

Chiếc xe hỗ trợ hiệu quả cho việc mở rộng làn đường đang đông đúc khi bên còn lại có xe đi lại (Ảnh: Lindsay).

Đối với giải pháp này, một số người thắc mắc tại sao Cơ quan Giao thông New Zealand không sử dụng cách đơn giản hơn là đổi chiều đèn tín hiệu giao thông, giống như trên các cây cầu khác.

Với trường hợp cầu Auckland Harbour, Lindsay, công ty Mỹ cung cấp loại xe trên, giải thích rằng đèn đã được sử dụng vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước để đảo ngược hướng của các làn đường trung tâm vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi tối.

Tuy nhiên, đã xảy ra 10 trường hợp tử vong do va chạm trực diện trong thời gian từ năm 1984 đến năm 1988, dẫn đến việc sử dụng thiết bị dịch chuyển dải phân cách vào đầu thập kỷ tiếp theo.

Hệ thống đầu tiên tồn tại 19 năm và được thay thế bằng hệ thống hiện tại vào năm 2009, loại có thể dịch chuyển dải phân cách với tốc độ lên tới 16km/h và xếp lại một đoạn dải phân cách hoàn chỉnh dài khoảng 2,2km trong 20 phút.

Related Posts

Tỷ phú Mỹ vừa có động thái “cứng” với Đàm Vĩnh Hưng, lần này vùng đất cấm chắc chắn “nợ như chúa Chổm” vì có 1 nhân vật mới tham gia vào vụ kiện

Tỷ phú Gerard Williams mới đây có động thái gây chú ý, liên quan đến vụ kiện với Đàm Vĩnh Hưng. Thái độ của nam ca sĩ…

Đã rõ lý do Xuân Son nhường phạt đền cho Tiến Linh?

Tương tự như lượt đi, hôm qua tiền đạo Nguyễn Xuân Son lại chủ động nhường phạt đền cho đồng đội Nguyễn Tiến Linh ở lượt về…

6 trường hợp PHẢI ĐỔI biển số xe, giấy đăng ký xe từ năm 2025

Thông tư 79/2024 của Bộ Công an sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, trong đó có quy định 6 trường hợp phải đổi biển…

Phương Oanh lên tiếng cảnh báo 1 chuyện c;ực quan trọng dịp cuối năm, ai đọc xong cũng r;é;n ngang

Chia sẻ của Phương Oanh ngay dịp cuối năm thu hút nhiều người quan tâm. Mới đây, trên trang cá nhân Phương Oanh vừa có bài đăng cảnh báo…

VinFast là doanh nghiệp duy nhất nhận tin vui của Mỹ

Riêng với lĩnh vực công nghệ hiện nay, tại Việt Nam có 3 doanh nghiệp chủ chốt theo ông Nguyễn Xuân Bình – Giám đốc khối phân…

NSND Hồng Vân nói rõ tin đồn về mối quan với với Oanh Hà

Cái tên Oanh Hà đang gây chú ý với dư luận cả nước vì liên quan đến đường dây ma túy khủng trị giá 1.400 tỷ đồng….