×
×

Chuyện thật mà không lạ: Nhiều tài xế không dừng nổi 3 giây để chờ người đi bộ sang đường

Tôi thấy lạ khi các tài xế Việt gặp người đi bộ sang đường thường tìm cách đánh lái để lách qua làn bên cạnh thay vì dừng lại chờ.

“Lái ôtô bằng thói quen xe máy” là hình ảnh không hiếm trên đường Việt. Dễ thấy nhất là các hành động như: điền vào chỗ trống, không giữ khoảng cách an toàn, đi chậm nhưng bám làn trái, không nhường đường cho người khác… Tất cả xuất phát từ việc thiếu ý thức của một bộ phận không nhỏ người lái ôtô ở Việt Nam.

Tham gia giao thông mỗi ngày, tôi thường thấy nhất là hình ảnh các tài xế ôtô không chịu dừng đợi tại làn mình đang đi mỗi khi có xe khác hoặc người đi bộ sang đường. Thay vào đó, họ cứ phải tìm cách ”lách” qua làn bên cạnh, không trái thì phải để cố đi cho nhanh, không phải chờ đợi. Họ nghĩ làm thế là nhanh nhưng thực tế có được gì không?

Tôi cho rằng điều đó thuộc về ý thức, tính cách của những người này vốn đã như vậy rồi. Họ cứ nghĩ đơn giản là xe mình phải lăn bánh thì mới gọi là nhanh, còn hễ cứ dừng lại sẽ là mất thời gian. Nhưng họ đâu có nghĩ được rằng, mỗi khi đánh lái qua phải hay trái là sẽ mất 3-5 giây, sau đó lại đánh lái lại vào làn trước đó lại mất thêm 3-5 giây nữa, chưa kể nếu xui rủi lại va quệt vào xe khác thì còn mất thời gian giải quyết sự cố nhiều hơn nữa.

Trong khi đó, nếu chủ động dừng lại chờ trên làn đường của mình, họ sẽ chỉ mất 5-10 giây để đợi cho xe khác hoặc người đi bộ sang đường đi qua hết là lại có thể tiếp tục di chuyển ngay. Như vậy vừa nhanh chóng, không gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh, lại thể hiện nét đẹp văn minh và an toàn khi tham gia giao thông. Vậy nhưng vẫn rất ít người Việt chịu hiểu và làm theo như vậy.

>> Tôi sẵn sàng nhường đường dù đang chạy tốc độ tối đa trên cao tốc

Tiếp theo nữa là việc các tài xế ôtô thường xuyên đánh lái rẽ trái vào cua rất sớm trên những con đường không có dải phân cách cứng. Nguyên tắc rẽ trái đúng luật là người cầm lái phải xi nhan trái khi cách giao lộ khoảng 30 mét, đồng thời giảm dần tốc độ. Khi đến giao lộ mới từ từ đánh lái để chuyển hướng rẽ. Như vậy mới không làm người đi phía sau bị bất ngờ, dẫn tới va chạm.

Nhưng không, thực tế trên đường Việt, các tài xế ôtô ở ta rất hay xi nhan và chuyển hướng đột ngột trước khi tới giao lộ. Có nghĩa là khi còn cách giao lộ khoảng 5-10 mét họ đã đánh lái sang hẳn làn đường ngược chiều hòng ”giành đường” để rẽ trái cho nhanh. Đúng là làm vậy họ đi nhanh hơn thật, nhưng kéo theo đó là rất nhiều người khác đi theo hướng ngược lại bị họ cản đường, nguy cơ dẫn tới tai nạn.

Và còn rất nhiều những hành động thiếu ý thức, thiếu văn hóa của người đi ôtô ở nước ta, diễn ra nhan nhản trên đường phố mỗi ngày mà tôi không thể kể hết ở đây. Các bạn chỉ cần tham gia giao thông hằng ngày là có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu lái ôtô tùy tiện như thế. Rõ ràng, sự xuống cấp trong ý thức của các tài xế Việt đang rất báo động và cần được chấn chỉnh kịp thời.

Related Posts

Nước giếng khoancho thêm chất k-inh hoà-ng để làm đ-á viên

Những viên đá mát lạnh tưởng chừng vô hại trong ly nước uống mỗi ngày lại ẩn chứa cả một quy trình sản xuất đầy bất thường. Lời tòa…

Đám cưới vừa rước dâu về tới cổng, thì ông cụ liệt giường suốt 10 năm của nhà trai độ-t n-gột bật dậy, lảo đảo chỉ về phía cô dâu nói ú ớ

Ông Lâm – 84 tuổi – liệt giường suốt 10 năm sau một cơn tai biến nặng, chỉ nằm bất động, mắt trơ trơ, tay chân teo…

Điện lực Việt Nam nói rõ lý do điện tăng vọt trong tháng hè

EVN cho rằng một số sai sót về việc ghi chỉ số tiêu thụ điện là những sai sót cá nhân, tuy nhiên rất nhiều khách hàng…

EVN nói ghi chỉ số điện sai dẫn đến tăng số-c là sa-i s-ót cá nhân

EVN cho rằng một số sai sót về việc ghi chỉ số tiêu thụ điện là những sai sót cá nhân, tuy nhiên rất nhiều khách hàng…

Xe t-ang vừa rẽ khỏi cổng làng thì chú rể ở đám cưới kế bên bỗng lao ra gõ liên tục vào q-u/an t-ài, miệng hét không ngừng

Hôm ấy, làng Phúc Sơn có hai sự kiện trùng ngày:Một là đám cưới của Minh – cậu kỹ sư trẻ mới từ thành phố về cưới…

Th-ực h-ư chuyện phụ cấp của 1 tổ trưởng dân phố lên tới 14 triệu/tháng?

Từ 1/7/2025, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng mức cao nhất bằng 6,0 lần mức lương cơ sở, tương ứng…