×
×

Có được sử dụng giấy đăng ký xe, bằng lái photo công chứng khi tham gia giao thông?

Nhiều người thắc mắc, khi điều khiển xe máy hoặc ô tô, có thể đem theo bằng lái xe và giấy đăng ký xe photo công chứng thay cho bản chính được không?

Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và phải mang theo các loại giấy tờ xe sau:

– Đăng ký xe;

– Giấy phép lái xe;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với một số loại xe;

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới.

Các loại giấy tờ mà người dân mang theo khi điều khiển phương tiện phải là giấy tờ bản chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phù hợp với loại xe mình điều khiển và còn hiệu lực, không thể sử dụng giấy tờ sao in, photo (kể cả sao in có công chứng).

CSGT có chấp nhận cà vẹt xe, bằng lái photo được chứng thực?

Việc sử dụng giấy phép lái xe bản photo công chứng có thể bị phạt theo quy định ở Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Mức xử phạt đối với xe máy là 100.000 – 200.000 đồng, với ô tô là 200.000 – 400.000 đồng.

Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe.

Cụ thể, Khoản 13, điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe (đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ), bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt (đối với phương tiện tham gia giao thông đường sắt) kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt”.

Theo đó, trong trường hợp xe vay mua trả góp của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đang giữ bản chính giấy đăng ký xe nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự (thế chấp, mua trả góp…) thì chủ phương tiện khi tham gia giao thông có thể sử dụng bản sao chứng thực, có giấy ngân hàng trên giấy đăng ký xe của mình.

Lưu ý, khi tham gia giao thông, người điều khiển phải mang theo cả bản gốc giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng để tránh bị xử phạt.

Như vậy, trong trường hợp xe vay mua trả góp, ngân hàng giữ giấy đăng ký xe, người điều khiển phương tiện vẫn được mang bản photo công chứng và có dấu đỏ của ngân hàng là vẫn đúng quy định.

Related Posts

Sự thật về loại bia hơi rẻ hơn cả trà đá

Một xưởng sản xuất bia cỏ mọc lên và tồn tại giữa khu dân cư gần 1/4 thế kỷ. Một xưởng sản xuất bia cỏ mọc lên…

Gi:á vàng CHIỀU NAY 24/6: ĐẢO CHIỀU quá nhanh, từ sáng đến giờ thôi mà đã thành thế này rồi, ho;ả;ng quá

 Giá vàng hôm nay 24/6, thị trường thế giới bất ngờ lao dốc so với phiên trước đó. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC đi…

Trời ơi chủ nhân nào đã đánh rơi 18 cân vàng thế này, thấy bộ đội biên phòng chạy vội

Lực lượng chức năng đang điều tra vụ việc 2 người vượt biên trái phép và bỏ lại 18 kg vàng khi bị phát hiện gần khu…

Xôn xao thông tin chú rể Hoa Cương đã có vợ mới, cô dâu Thu Sao níu kéo trong vô vọng

Phải chăng chuyện tình “cổ tích đời thật” giữa cô dâu Thu Sao (SN 1957) và chú rể Hoa Cương (SN 1992) đã đi đến hồi kết?…

Cô dâu Thu Sao – chú rể Hoa Cương được gọi tên nhiều nhất hôm nay

Phải chăng chuyện tình “cổ tích đời thật” giữa cô dâu Thu Sao (SN 1957) và chú rể Hoa Cương (SN 1992) đã đi đến hồi kết?…

VinFast VF5 chạy 160.000 km, pin chỉ chai 1% nhưng chi phí nuôi xe thế nào?

Chiếc VinFast VF5 của một tài xế dịch vụ tại Nghệ An vừa gây chú ý khi đạt mốc 160.000 km sau chưa đầy 2 năm sử…