×
×

Để xảy ra b:ê b:ối gian lận khiến danh tiếng hãng xe “muối mặt” với cả thế giới, lãnh đạo Daihatsu… bị đòi lại khoản thưởng cuối năm

Toyota yêu cầu 10 cựu lãnh đạo hàng đầu của Daihatsu trả lại khoản thưởng cho công ty vì đã để xảy ra bê bối gian lận.

Theo đó, cựu chủ tịch hội đồng thành viên Sunao Matsubayashi (đã từ chức), cựu chủ tịch điều hành Soichiro Okudaira (Yusuke Takeda), phó chủ tịch điều hành Hiromasa Hoshika, giám đốc Yusuke Takeda (trước đây là giám đốc bán hàng và dịch vụ khách hàng), giám đốc Toshinori Edamoto (trước đây là giám đốc quản lý doanh nghiệp) cùng với 5 vị lãnh đạo không nêu tên khác sẽ trả lại khoản thưởng năm tài chính 2023 của họ.

Trong đó, 3 lãnh đạo cấp cao nhất là chủ tịch Matsubayashi, chủ tịch điều hành Okudaira, và phó chủ tịch điều hành Hoshika sẽ trả lại 100% thưởng năm 2023. Giám đốc Takeda và Edamoto sẽ trả lại 50%, còn các lãnh đạo khác trả lại từ 10% đến 50%.


Việc này diễn ra trong bối cảnh Toyota đang đẩy mạnh cải tổ Daihatsu sau bê bối gian lận dữ liệu kiểm tra an toàn của xe. Theo đó, công ty gian lận kết quả kiểm tra của 64 mẫu xe, trong đó có khoảng hơn 20 mẫu được bán dưới thương hiệu Toyota.

Cuộc điều tra nội bộ cũng phát hiện ra rằng Daihatsu đã gian lận như vậy suốt ba thập kỷ qua.




Để xảy ra sai phạm, lãnh đạo Daihatsu bị đòi lại khoản thưởng năm - 1Daihatsu chịu trách nhiệm phát triển xe cỡ nhỏ cho Toyota bán ở các thị trường mới nổi (Ảnh minh họa: Bloomberg).


Daihatsu cho biết: “Như đã nêu trong thông cáo báo chí ngày 20/12/2023, chúng tôi sẽ rất nghiêm túc xử lý việc này, vì nền tảng cho những sai phạm về quy trình, trách nhiệm đối với việc văn hóa doanh nghiệp không được giám sát, đã được hình thành từ bộ máy lãnh đạo”.

Một số vị trí lãnh đạo ở Daihatsu cũng sẽ bị hủy bỏ theo cơ cấu bộ máy mới, giờ đây chịu sự quản lý trực tiếp của Toyota, như vị trí giám đốc điều hành, phó giám đốc điều hành, hay chủ tịch hội đồng thành viên (chairman).

Để ngăn chặn tái diễn những sai phạm mà Toyota cho là kết quả của việc thời gian phát triển sản phẩm mới quá gấp rút và thiếu kênh phản ánh tiêu cực dành cho nhân sự phát triển sản phẩm, Daihatsu đang cải tổ văn hóa doanh nghiệp.




Theo đó, Daihatsu sẽ thiết lập cơ chế để nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn, báo lỗi kịp thời hơn khi phát hiện sai phạm hoặc vấn đề về chất lượng sản phẩm, sự phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng hơn, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Toyota nắm quyền kiểm soát Daihatsu từ năm 2016, giao phó cho công ty này trách nhiệm phát triển các mẫu xe nhỏ – phân khúc A và B – cho các thị trường mới nổi, như Đông Nam Á. Toyota Vios và Yaris Cross nằm trong số đó.



Related Posts

Logo MM là của hãng ô tô nào? Nhìn vừa lạ vừa quen mà nhiều tài xế chưa biết

Xe MM là ký hiệu của Maybach, hãng xe hơi siêu sang của Đức, do Wilhelm Maybach cùng con trai Karl Maybach thành lập vào năm 1909….

Hà Nội chính thức giữ nguyên mức phí đào tạo lái ô tô là 15,59 triệu đồng, nhưng thực tế tại các trung tâm khiến học viên chỉ muốn “quay xe”

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn duy trì mức phí đào…

5 loạt đồ vật TU:YỆT Đ:ỐI không được để trong ô tô, cốp xe máy nếu chủ nhân không muốn “xin là xin vĩnh biệt”

Tiết trời oi nóng của mùa hè có thể biến buồng lái bên trong oto thành một lò hơi với mức nhiệt lên tới 60 độ C….

Mới được bàn giao, Porsche 911 GT3 RS mới tinh đã chìm nghỉm dưới sông: Đúng là “cụ đi chân lạnh toát”

Mẫu xe thể thao Porsche 911 GT3 RS giá khoảng nửa triệu USD đã lao xuống sông khi chỉ mới vừa được bàn giao cho chủ nhân…

Sau 1/5, biển số định danh có bị thu hồi khi bán xe? Đăng ký biển số định danh có mất phí không, chủ xe cần nắm rõ kẻo thi:ệt th:ân

Năm 2024, biển số định danh có bị thu hồi khi bán xe không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. Biển số định…

Thô nhưng thật: Ôtô và xe máy, ai chiếm đường của ai?

Đường là của chung, không ai lấy của ai, nếu mỗi người lái xe ra đường đều biết chờ đợi. Bài viết của tôi về Tư duy đổ…