Không ít người dùng còi ô tô để độ chế rồi gắn lên xe máy của mình, vậy theo quy định hành vi này có được chấp nhận hay không?
Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị bãi bỏ, thay thế một số điểm bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
+ Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
+ Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
+ Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
+ Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
+ Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;
+ Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
+ Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu còi;
+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;
+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
Theo quy định trên, hành vi sử dụng còi xe không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe sẽ bị xử phạt hành chính.
Như vậy, người điều khiển xe gắn máy lắp đặt còi xe ô tô có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và có thể bị tịch thu còi xe. Qua đây có thể khẳng định, người điều khiển xe gắn máy không được lắp đặt còi ô tô khi tham gia giao thông.