Giá nhà ở thời nhà Tống (Trung Quốc) cao đến mức ngay cả những quan lại như tể tướng cũng không đủ khả năng mua nhà mà phải thuê để ở.
Ước mơ của nhiều người trong thời hiện đại là sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình.Tuy nhiên, với giá nhà đất tăng cao như hiện nay, những người trẻ cần phải nỗ lực rất nhiều để hiện thực hóa mong muốn này.
Thế nhưng ít ai biết rằng, thời phong kiến ở Trung Quốc không phải ai cũng có thể mua được nhà riêng. Thậm chí, ở một số triều đại, giá nhà cao đến mức ngay cả tể tướng – một chức quan lớn của triều đình cũng không đủ tiền mua, nhiều nhà thơ và chính trị gia nổi tiếng khi còn trẻ đều là phải đi thuê nhà để ở.
Đến thời nhà Hán, giá nhà vẫn ở mức bình thường. Khu Hán Trung phát triển nhất, thu nhập hàng năm của người dân trung bình khoảng 2.500 nhân dân tệ. Theo danh sách tài sản của cư dân Tây Hán ghi trong cuốn “Cư diên Hán giản”, giá nhà của gia đình bình thường là khoảng 10.000 nhân dân tệ. Ở những thành phố lớn, có những ngôi nhà trị giá 70.000 nhân dân tệ. Do đó, người dân bình thường đời nhà Hán muốn mua nhà ở khu vực thành thị phát triển quả thực là điều rất khó. Tuy nhiên, giá nhà cũng không quá đắt so với các triều đại khác.
Trong thời kỳ Nam Bắc triều thường xuyên xảy ra chiến tranh, người dân sống không ổn định. Ở thời Bắc Nam triều, khoảng cách giàu nghèo rất lớn, sử sách “Nam Tề sách” viết, hơn một nửa số người có thu nhập hàng năm dưới 3.000 nhân dân tệ. Giá nhà thời kỳ Nam Bắc Triều rất đắt đỏ. Một người bình thường phải mất… 150 năm làm việc vất vả mới mua được một căn nhà mà không cần ăn uống.
Vào thời nhà Đường, tình hình chính trị đất nước ổn định, kinh tế phát triển nên giá nhà cũng đắt theo xu hướng. Theo ghi chép trong cuốn “Cựu Đường thư”, trong số 4.618 quan chức đã nghỉ hưu thời nhà Đường, chỉ có 1.996 người có nhà riêng để ở. Những quan lại khác hoặc thuê nhà hoặc sống cảnh tạm bợ ở nhờ.
Nhà thơ Bạch Cư Dị cả đời làm quan nhưng 20 năm vẫn phải ở nhà thuê. Đến năm 50 tuổi, Bạch Cư Dị mới mua được căn nhà đầu tiên ở Trường An. Không riêng gì Bạch Cư Dị, ngay cả những người có thu nhập cao như quan lại viên chức cũng khó mua được nhà. Quan lại đã vậy, người dân bình thường cũng không có hy vọng mua được nhà khi ở thời nhà Đường.
Do có kinh tế thời nhà Đường làm nền tảng, nhà Tống là thời kỳ thương mại phát triển nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Cộng với mật độ dân số cao lúc bấy giờ khiến giá nhà đất cũng đạt mức cao nhất. Trong cuốn “Lí thị viên đình kí” có tả: “Mỗi tấc đất đều có giá ngang vàng”. Điều này cho thấy nhà nhà đất ở Khai Phong quý như vàng. Học giả nhà Tống là Chu Hi cũng từng viết “tất cả các quan đều không có nhà để ở, tể tướng cũng phải đi thuê nhà”. Điều đó có nghĩa, tất cả các quan chức đều không đủ tiền mua nhà, thậm chí cả những quan chức cấp cao như tể tướng cũng phải đi thuê nhà để ở.
Tô Triệt, một nhà văn thời Bắc Tống mua được một căn nhà ở Biện Lương vào những năm cuối đời với giá 9.600 quan. Khi đó, mức lương hàng tháng của người bình thường chỉ từ 3 đến 5 quan. Có thể nói ngay cả làm quan lại thời Bắc Tống cũng khó mua nổi một căn nhà.
Tuy nhiên, tình trạng giá già đắt đỏ đã dần dần giảm bớt vào thời nhà Minh và nhà Thanh. Đây là hai triều đại có giá nhà đất rẻ hơn rất nhiều so với thời nhà Tống. Chỉ cần người dân bình thường làm việc chăm chỉ là đều có thể mua được nhà riêng.