×

Khi đang tắc đường, có nhất thiết phải giữ khoảng cách an toàn theo đúng quy định, câu trả lời có thể giúp lái non và chị em thở phào

Giữ khoảng cách an toàn giúp tài xế có đủ thời gian xử lý đạp phanh, đánh lái, dừng xe để tránh va chạm với xe phía trước. Nhưng khi tắc đường, cần giữ khoảng cách an toàn thế nào cho đúng?

Khi tham gia giao thông, không ít trường hợp phương tiện phía trước vì một lý do nào đó đột ngột dừng lại. Nếu xe phía sau không giữ một khoảng cách an toàn tối thiểu để xử lý, rất có thể sẽ đâm vào đuôi xe phía trước, gây nhiều thiệt hại, phiền phức.

Đồng thời, tài xế khi không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn có thể bị CSGT xử phạt rất nặng. Do vậy, giữ khoảng cách an toàn trên đường là để bảo vệ chính chúng ta và những người khác khỏi những rủi ro trên đường.giu khoang cach voi xe truoc the nao de an toan va tranh bi phat 2.jpeg

Nhiều vụ tai nạn xảy ra với lý do các tài xế không giữ đúng khoảng cách an toàn. Ảnh: Otofun
Khoảng cách thế nào là đủ an toàn?

Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.

Tại Điều 11, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ Giao thông vận tải có quy định về khoảng cách an toàn giữa xe trước và xe sau. Cụ thể, trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với tốc độ của xe như sau:

– Vận tốc 60km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m;

– Vận tốc trên 60 đến 80 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m;

– Vận tốc từ trên 80 đến 100 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m;

– Vận tốc từ trên 100 đến 120 km/h: Khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.

Còn ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” (biển P.121), lái xe phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. Biển này hết hiệu lực khi hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số S.501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 (hết tất cả các lệnh cấm).bien cu ly toi thieu 1563.jpegBiển P.121 với nội dung ghi khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe. 
Cũng theo điều 11 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT: “Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn,…”

Khi tắc đường có cần giữ khoảng cách an toàn?

Điều 11, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT cũng quy định, với tốc độ xe dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.

Như vậy, khi đi trong thành phố, di chuyển với tốc độ chậm và đặc biệt là lúc tắc đường, dừng đèn đỏ,… (vận tốc dưới 60 km/h), không có quy định cụ thể về khoảng cách an toàn giữa các xe. Tuy vậy, tài xế vẫn nên giữ một khoảng cách đủ an toàn để xử lý.W-lai xe tac duong.jpgKhi tắc đường, giữ khoảng cách bao xa với xe trước là an toàn? Ảnh: Hoàng Hiệp
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm, trường hợp xe đi chậm (ùn ứ, tắc đường), tài xế có thể áp dụng quy tắc 3 giây. Nếu xe trước và xe sau cùng đi qua 1 mốc nào đó trên đường với khoảng thời gian cách nhau 3 giây là “vừa”, còn nếu ít hơn có nghĩa là khoảng cách giữa 2 xe đang quá gần.

Ví dụ như một phương tiện đang di chuyển với tốc độ 20 km/h, tức là mỗi giây đi được hơn 5m. Trong 3 giây, chiếc xe đó di chuyển được khoảng 16m. Đây chính khoảng cách đủ an toàn để tài xế kịp xử lý, phanh và tránh va chạm xảy ra.

Còn trường hợp phải dừng sau một xe khác trên đường như lúc kẹt cứng hay dừng chờ đèn đỏ, nên giữ với với xe trước là khoảng 2-3m, khoảng cách này là vừa đủ để lách khỏi xe phía trước trong trường hợp xe này vì một lý do nào đó không di chuyển được như thủng lốp, hỏng động cơ hoặc cấp cứu,… nhưng cũng đủ để xe khác không chen được vào giữa.can khoang cach 971.jpgĐối với các xe phổ thông, từ góc nhìn của tài xế, nếu hai bánh sau của xe phía trước đặt vừa vặn lên vạch kẻ phía trước nắp ca-pô thì khoảng cách giữa hai xe là khoảng 2 mét. Ảnh minh hoạ
Khoảng cách này được xác định bằng cách khi dừng, từ góc nhìn của tài xế, nếu hai bánh sau của xe phía trước đặt vừa vặn lên vạch kẻ phía trước nắp ca-pô thì khoảng cách tương ứng giữa hai xe khoảng 2m. Nếu nhìn thấy quá nhiều phần đường phía trước, khoảng cách này lớn hơn 2m; còn khi 2 lốp xe phía trước bị khuất bởi nắp capo, lúc này khoảng cách giữa hai xe đã quá gần và cần điều chỉnh xa hơn.

Các chuyên gia về lái xe an toàn cho rằng, việc căn và giữ khoảng cách theo quy định là cực kỳ cần thiết và luôn phải tuân thủ. Tuy nhiên, khi lái xe trên đường, việc tập trung, chú ý quan sát và phán đoán để phản xạ kịp thời với các tình huống bất ngờ mới là chìa khoá giúp cánh lái xe “vạn dặm bình an”.

Related Posts

Mua ô tô cũ giá vài chục triệu đồng, coi chừng ôm phải ‘đống sắt vụn’, th:ủ đo::ạ::n chính thức bị b:ó:c tr:ầ:n

Một chiếc ô tô cũ chỉ có giá chưa tới 100 triệu đồng giúp người mua tiết kiệm chi phí, đồng thời vẫn có thể đáp ứng…

Lý do tài mới hay để ô tô đi lệch làn đường, KHẮC PHỤC theo cách này

Điều khiển ô tô đi giữa làn đường theo quy định là một điều cơ bản khi lái xe nhưng thực tế không ít người lái, đặc…

Streamer PewPew tậu “xế hộp đầu đời” VinFast VF3 với GI;Á C;ỰC R;Ẻ

Mới đây, trên trang cá nhân của mình, nam streamer nổi tiếng PewPew đã chia sẻ một bức ảnh đầy ý nghĩa khi lần đầu tiên đứng…

Người tiêu dùng sắp được mua chiếc ô tô Toyota giá rẻ đặc biệt này, đi 500km cho 1 lần sạc

Chiếc ô tô Toyota này sẽ khiến người tiêu dùng thích thúHãng xe Nhật thông báo chuẩn bị ra mắt chiếc ô tô Toyota với giá hấp…

Xe đầu kéo và rơ-moóc lại có hai biển số vì sao?

Xe đầu kéo và rơ-moóc là hai phương tiện đang kéo nhau chứ không phải 1 phương tiện nên có 2 biển số để kiểm soát theo…

Cả gia đình s:ố:c khi nghe tin của Lê Dương Bảo Lâm

Ngay khi đọc được thông tin Lê Dương Bảo Lâm cảm thấy mệt mỏi vì đang ‘nợ ngập đầu’, cư dân mạng không khỏi bất ngờ. Báo…