Lượng khách đặt taxi điện rất đều, trong thời gian đầu xảy ra tình trạng quá tải khiến anh Vũ Gia Khánh và các đồng nghiệp phải “căng mình” phục vụ.
Quy trình đào tạo tài xế bài bản
Anh Vũ Gia Khánh (Hà Nội) là một trong những tài xế đầu tiên gia nhập Taxi Xanh SM khi hãng taxi thuần điện đầu tiên khai trương tại Hà Nội từ giữa tháng 4. Từng nhiều năm chạy xe cho các hãng taxi truyền thống, Grab hay lái xe đường dài, anh Khánh muốn tìm kiếm sự thay đổi, quyết định đi nộp hồ sơ xin việc sau khi đọc được quảng cáo tuyển dụng trên mạng xã hội.
Sau phần phỏng vấn, kiểm tra thực hành rồi trúng tuyển, anh Khánh trải qua khoá đào tạo bắt buộc của GSM cho các tài xế mới. Anh chia sẻ rất bất ngờ với quy trình “training” của công ty mới. Nhân viên mới được đào tạo từ cách vận hành xe điện, cách thanh toán bằng máy quẹt thẻ đến việc sử dụng app… Tuy vậy, khác biệt lớn nhất của quy trình đào tạo GSM là bài “nâng cao chất lượng dịch vụ”. Tài xế mới được chia sẻ về thái độ, xử sự từ lúc gọi cho khách, nhận cuốc xe thế nào, chào khách, mở cửa xe thế nào. Quy trình rõ ràng được GSM thiết lập giúp khách hàng thoải mái nhất ở trong xe, an toàn trên đường đi và hài lòng khi đến nơi. “Tất cả các khâu đều có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho tài xế”, anh Khánh nói.
So sánh về quy trình đào tạo nhân viên mới của GSM với các công ty vận tải từng làm việc, anh Khánh cho biết ở đây quy củ, chặt chẽ hơn rất nhiều, không “qua loa, ào ào như các hãng khác”.
Bận rộn nhưng hài lòng về công việc
Nhìn lại quãng thời gian hơn ba tháng làm việc ở GSM, anh Khánh nói: “Khi taxi điện ra mắt, được khá nhiều người ủng hộ. Vì thế, lượng khách rất đều. Thường xuyên tôi chạy xe không kịp ăn, không kịp đi vệ sinh. Thời điểm đầu khi chỉ có 500 xe, gần như ngày nào cũng như vậy”.
Được công ty giao một xe VinFast VF e34, trung bình một tuần anh Khánh chạy đủ 7 ngày, để tận dụng hết khả năng của xe. Khi nào có việc bận mới xin công ty nghỉ một hôm.
Doanh số chạy xe được chia 80% về công ty, 20% cho tài xế, trong 20% đó chi phí để sạc điện chiếm khoảng một nửa. “Ví dụ chạy được một triệu, tài xế được hưởng 20% là 200 nghìn đồng nhưng chi cho sạc điện khoảng 100 nghìn, còn dư 100 nghìn đồng. Hiện tại, tôi hài lòng về thu nhập và công việc hiện tại”, anh Khánh chia sẻ.
Chạy taxi điện mệt mỏi, tốn thời gian tìm trạm, sạc pin?
Liên tục chạy VinFast VF e34 trong mùa hè ở Hà Nội hơn ba tháng qua, anh Khánh chia sẻ thời tiết nóng nực có ảnh hưởng đến hoạt động của điều hoà, nhưng không nghiêm trọng “như trên mạng nói”. Lý giải về việc điều hoà giảm hiệu suất trong ngày nắng nóng, anh Khánh cho rằng hệ thống pin của VF e34 nằm ở dưới gầm xe, nên điều hoà phải chia xuống để giải nhiệt pin. Tuy vậy, xe vẫn đủ mát cho tài xế và những người ngồi trong xe, chỉ không mát sâu như bình thường và không đến mức không thể chịu được”.
VinFast VF e34 có quãng đường chạy công bố 280 km. Tuy nhiên, trong điều kiện chạy dịch vụ “khắc nghiệt” ở nội đô, xe của anh Khánh chỉ đạt con số từ 100 – 150 km cho mỗi lần sạc đầy. Anh lý giải điều này cũng dễ hiểu bởi anh chạy xe liên tục nhưng thời gian tắc đường, chờ đón khách khiến điện năng vẫn tiêu thụ cho điều hoà còn số kilomet không “nhảy”. Có những ngày anh chạy xe gần 10 tiếng đồng hồ nhưng chỉ đi được hơn 100 km.
“Tuy vậy, chi phí cho xe điện vẫn tối ưu so với xe xăng. Kể cả với các mẫu xe nhỏ như Hyundai i10 hay Kia Morning, nhiên liệu tiêu thụ khi chạy trong phố vẫn cao hơn 10-15 lít/100 km. Tính ra, số tiền bỏ ra cho nhiên liệu của xe xăng gấp 2-3 lần so với xe điện, thậm chí nhiều hơn”, anh Khánh so sánh.
Hạn chế của xe điện là việc sạc pin cần thời gian và trạm sạc nhưng hiện tại, anh Khánh khẳng định đây không còn là vấn đề với bản thân anh hay các đồng nghiệp chạy taxi điện. Anh cho biết công suất các trạm sạc hiện tại rất lớn. Buổi tối sau khi đi làm về, xe gần cạn pin, anh cũng không cần thiết cắm sạc qua đêm. “Sáng hôm sau trong thời gian ăn sáng, uống trà, tôi có thể sạc đầy pin xe trong khoảng một tiếng nếu pin cạn nhiều. Nếu pin còn trên 20%, xe chỉ cần sạc 40-45 phút là tôi có thể đi đón khách luôn”, tài xế này chia sẻ.
Điều anh Khánh chưa hài lòng nhất là ứng dụng gọi xe của GSM còn khá nhiều lỗi, cần fix lại trong thời gian tới. Nhiều tính năng chưa theo được các hãng khác khiến tài xế phải đi đón khách rất xa, kể cả trong khung giờ cao điểm. Việc thay đổi điểm đến điểm đi mới được cập nhật, điều hướng vẫn chưa ổn khiến các cuốc “nổ” chưa chính xác. Ngoài ra, khi tài xế thao tác để nhận khách vẫy (khách bắt xe trên đường), app vẫn “nổ” các cuốc xe đặt online.
News
“Dì Tuyết” Tân Dòng Sông Ly Biệt làm mẹ đơn thân, tuổi 50 khiến dân tình mòn con mắt vì quá ch:áy, nhiều mỹ nhân Cbiz không bì kịp
Ở tuổi 49, nữ diễn viên Vương Lâm vẫn làm ‘mẹ đơn thân’ nhưng nhan sắc luôn cuốn hút và quyến rũ. Vương Lâm là nữ…
Sau 20 năm ”Tân dòng sông ly biệt” phát sóng, 2 người trở thành sao hạng A nhưng có 3 diễn viên thì nằm xuống khi tuổi đời còn trẻ
Dàn diễn viên chính của “Tân dòng sông ly biệt” gồm Triệu Vy và Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng hiện đều đã là những nghệ sĩ…
Châu Tấn chưa là gì, đây mới là cái tên mà Triệu Vy g:hé:t nhất làng giải trí
Theo Sohu, khi còn ở đỉnh cao sự nghiệp, Triệu Vy không “ngán” bất cứ ai vì nữ diễn viên không chỉ là ngôi sao nổi tiếng bậc…
Đoạn cờ nhíp nói về việc “gi:ế:t người” của Triệu Vy bất ngờ gây bão trở lại, “hoa đán” bật cười như đó chẳng phải chuyện to lớn đến r:ùng m:ình
Đằng sau phát ngôn khiến khán giả rùng mình của Triệu Vy là scandal bí ẩn với thủ đoạn tàn khốc. Theo Sohu, Triệu Vy dù bị phong sát cấm…
Lâm Tâm Như mất dần thiện cảm với khán giả: Năm xưa giả vờ bị bạn diễn QRTD, m:ồ:m t:hú:i nay còn “phông bạt” tiền từ thiện suốt 4 năm, đến khi bị bóc mẽ thì tẽn tò
Bộ mặt thật của 1 mỹ nhân hạng A: Giả vờ bị quấy rối tình dục hãm hại bạn diễn, “phông bạt” tiền từ thiện suốt 4…
Đi t:ò 13 năm, Ngô Diệc Phàm phải làm công nhân để kiếm tiền tiêu vặt nhưng thái độ cải tạo khiến dân tình phần nộ
Cựu ca sĩ diễn viên Ngô Diệc Phàm đã đi tù được 3 năm. Vì vụ án của Ngô đặc biệt nghiêm trọng, gây chấn động không…
End of content
No more pages to load