×

Không ít người có cảm giác dễ bị say khi đi ô tô tiện hơn là xe xăng, thực hư ra sao?

Không ít người có cảm giác dễ bị say khi đi ô tô tiện hơn là xe xăng, vì sao lại như vậy?

Ô tô điện ngày càng trở nên phổ biến song nhiều người cho biết dễ bị say khi đi xe điện hơn là xe xăng. Theo các chuyên gia, xe điện khởi động nhanh, êm, ít rung hơn và dễ gây rối loạn thị giác ở tiền đình tai trong nên dễ gây say.

Theo “Fast Technology”, việc say tàu xe khiến người ngồi trên ô tô có cảm giác chóng mặt và buồn nôn, thực sự khó chịu. Các chuyên gia cho rằng, say tàu xe phần lớn là do sự phối hợp của hai cơ quan quan trọng trong cơ thể là tiền đình tai trong điều chỉnh thăng bằng và thị giác cảm giác chuyển động. Khi các thông điệp do hai cơ quan này gửi tới não xung đột có thể gây ra cảm giác say tàu xe.

Chẳng hạn, tiền đình của tai trong cảm nhận đang chuyển động nhưng mắt lại thấy sự tĩnh lặng thì có thể xảy ra cảm giác say tàu xe. Trái lại, nếu mắt nhìn thấy đang di chuyển nhưng tiền đình tai trong cho rằng đứng yên thì cũng gây cảm giác chóng mặt.

Say xe phần lớn là do sự khác biệt giữa hành động dự kiến và hành động thực tế. Đây cũng là nguyên nhân khiến tài xế ít bị say hơn hành khách. Người lái biết rõ động thái của xe còn hành khách khó dự đoán chuyển động của xe hơn.

Nhiều người cảm giác dễ say khi đi xe điện hơn xe xăng. (Ảnh: VinFast)

Nhiều người cảm giác dễ say khi đi xe điện hơn xe xăng. (Ảnh: VinFast)

 

 

Một nguyên nhân nữa khiến nhiều người có cảm giác say khi đi xe điện hơn xe xăng là sự khác biệt trong cách lái giữa xe chạy nhiên liệu và xe điện. Với xe chạy bằng xăng dầu, hành khách nghe thấy tiếng động cơ to hơn và độ rung ngày càng tăng, sau đó xe khởi động hoặc tăng tốc trở lại. Do đó, trước khi xe khởi động hoặc tăng tốc, tiền đình tai trong và mắt cảm nhận được chuyển động của xe, hai giác quan phối hợp nhịp nhàng hơn và không xung đột.

Trong khi đó, với ô tô điện, sau khi người lái đạp công tắc, động cơ không có tiếng gầm hay rung lắc, thay vào đó xe di chuyển nhanh, tiếng ồn rất nhỏ. Lúc này, tiền đình tai trong của hành khách chưa cảm nhận được chuyển động, nhưng mắt đã thấy xe đang chuyển động. Hai giác quan không phối hợp tốt gây ra cảm giác say tàu xe.

Ngoài ra, ô tô điện còn có cơ chế phanh tái sinh, khác hoàn toàn xe chạy bằng xăng dầu. Dù xe đang chuyển động nhưng hành khách đã cảm nhận được lực cản của xe. Trường hợp xe để chế độ phanh tái sinh mức cao thì thường xuyên tạo ra hiện tượng phanh gấp như xe chạy bằng nhiên liệu, dễ gây chóng mặt.

Trước xu hướng xe điện ngày càng phổ biến, các nhà sản xuất ô tô nên tinh chỉnh cơ chế vận hành tác động của các hành động khác nhau dựa trên trải nghiệm của người lái và hành khách, giúp tăng sự thoải mái cho cả người lái và người đi xe.

Related Posts

Phản ứng g:ây chú ý của Ngọc Trinh khi thấy Xoài Non có cử chỉ ‘tình bể bình’ với Gil Lê

Ngay khi nhìn thấy Xoài Non đăng ảnh tình tứ bên Gil Lê ở bãi biển, Ngọc Trinh lập tức có phản ứng gây chú ý.   …

Những yếu tố giúp giữ tuổi thọ của lốp xe được lâu nhất, đừng quên cái số 3

Khi nói đến hiệu suất và sự an toàn của xe, lốp xe đóng vai trò quan trọng hơn chúng ta thường nghĩ. Không quan trọng động…

NSND Tự Long nói hết thông tin về Táo Quân năm nay

Thông tin về Táo Quân luôn được khán giả quan tâm mỗi dịp cuối năm. Trong một sự kiện gần đây, NSND Tự Long khẳng định hành…

Cập nhật thông tin mới nhất về Táo Quân

Thông tin về Táo Quân luôn được khán giả quan tâm mỗi dịp cuối năm. Trong một sự kiện gần đây, NSND Tự Long khẳng định hành…

Việc làm của bà Phương Hằng khi sang châu Âu

Từ lâu, có nhiều đồn đoán xung quanh cuộc đời bà Nguyễn Phương Hằng nhưng ít ai biết tường tận về người phụ nữ này. Bà Nguyễn…

Hóa ra bà Phương Hằng sang trời Âu để làm việc này

Từ lâu, có nhiều đồn đoán xung quanh cuộc đời bà Nguyễn Phương Hằng nhưng ít ai biết tường tận về người phụ nữ này. Bà Nguyễn…