Mất hồ sơ gốc bằng lái xe b2 liệu có được cấp lại? Nếu bị mất hồ sơ gốc thì bạn nên làm gì để được cấp lại? Tham khảo nội dung bài viết bên dưới để có thêm thông tin chi tiết. 

1. Hồ sơ gốc bằng B2 bao gồm những gì?

Bằng lái xe B2 là loại bằng giúp cho chủ sở hữu lái cả xe số sàn và xe số tự động. Người có bằng lái xe B2 được phép hành nghề lái xe, điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn và các loại xe được phép ở giấy phép lái xe hạng B1.
Khi muốn sở hữu bằng B2 thì bạn phải trải qua đầy đủ thủ tục học bằng lái xe B2 và thi sát hạch thực hành và lý thuyết.
Mat-ho-so-goc-bang-lai-xe-b2
Mất hồ sơ gốc bằng lái xe b2
Vậy sau khi thi bằng lái xe và được nhận bằng thì bạn sẽ được sở hữu bằng B2 có cả GPLX là bằng thẻ PET và hồ sơ gốc bằng lái xe ô tô. Vậy hồ sơ gốc bằng B2 là gì?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT: Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe là hồ sơ gốc. Như vậy theo quy định trên đây thì hồ sơ gốc của bằng lái xe là biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người trúng tuyển kỳ thi sát hạch.
Vậy ai sẽ là người có quyền giữ bằng gốc? Phần tiếp theo sẽ đưa ra lời giải đáp cho bạn.

2. Hồ sơ gốc bằng lái xe ô tô ai giữ

Hồ sơ gốc bằng lái xe ô tô ai giữ sau khi thi bằng? Sau khi đậu kỳ thi sát hạch thì bạn sẽ chờ cho đến khi có thông báo để được đi nhận bằng lái xe. Khi đến nhận bằng thì bạn mang giấy hẹn và giấy tờ tuỳ thân đi và nhận bằng tại trung tâm dạy lái xe, nơi đã đăng ký gửi hồ sơ học và thi. 

Cũng theo Khoản 3 Điều 25 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì hồ sơ gốc bằng lái xe tô tô sẽ được giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch tự bảo quản. Bạn sẽ nhận toàn bộ cả hồ sơ gốc và thẻ PET để mang về nhà lưu giữ. Như vậy, không ai có quyền giữ hồ sơ gốc bằng B2 nếu không có sự cho phép của chủ sở hữu tấm bằng. 

Tuy nhiên, trong quá trình lưu giữ bằng lái xe, có thể sẽ có những trục trặc không đáng có, làm mất hoặc hư hỏng hồ sơ gốc. Đến lúc này thì bạn nên đọc phần tiếp theo của bài viết.

3. Mất hồ sơ gốc bằng lái xe B2 có được cấp lại không?

Căn cứ quy định tại Thông tư 38/2019 (sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 12/2017) quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) đường bộ thì trường hợp người lái xe có nhu cầu xin cấp đổi GPLX do cũ, mờ nhưng không có hồ sơ gốc sẽ đổi được.

Trường hợp mất hồ sơ gốc bằng b2, nếu GPLX còn hạn sử dụng và có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý thì được lập lại hồ sơ GPLX. Trường hợp mất hồ sơ GPLX ô tô và GPLX hết hạn sử dụng có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX thì phải thi lại lý thuyết và thực hành để được lập lại hồ sơ và cấp GPLX mới.

Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX ôtô, GPLX hết hạn sử dụng và bị mất, nếu cơ quan quản lý GPLX không phát hiện GPLX đó bị cơ quan chức năng thu giữ, thì sau 12 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo qui định sẽ được dự thi lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX.

Tóm lại, tương tự trường hợp đổi bằng lái xe ô tô ở hà nội thì khi mấy hồ sơ gốc vẫn có thể xin cấp lại.Còn trường hợp mất cả hồ sơ gốc và GPLX thì bạn không được phép xin cấp lại hay đổi mà người lái xe cần tiến hành thi sát hạch để được cấp lại GPLX từ đầu.

4. Hồ sơ xin cấp lại hồ sơ gốc bằng lái ô tô

Trong trường hợp mất hồ sơ gốc bằng lái B2 thì bạn có thể lập hồ sơ để xin cấp lại.

Ho-so-xin-cap-lai-ho-so-goc-bang-lai-o-to
Hồ sơ xin cấp lại hồ sơ gốc bằng lái ô tô

Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe). Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị xin cấp lại hồ sơ gốc bằng lái xe theo mẫu quy định 
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn
Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.
Trường hợp mất hồ sơ gốc và GPLX hết hạn sử dụng thì bạn chuẩn bị giấy tờ như trên, chỉ khác là dùng bản chính GPLX.
Theo quy định tại Thông tư 188/2016 của Bộ Tài chính thì người lái xe đề nghị cấp đổi GPLX phải nộp lệ phí là 135.000 đồng/lần.