×
×

Ô tô bị quá nhiệt do hết nước làm mát, xử lý thế nào cho đúng? Có nên châm thêm ngay lúc ấy?

Châm thêm nước làm mát vào két nước khi động cơ đang quá nhiệt hoặc đang hoạt động là một trong những sai lầm khiến người dùng ô tô gặp nguy hiểm, đồng thời có thể gây hại xe.

Mới đây, đoạn video ngắn ghi lại cảnh một chiếc SUV đang dừng tại một trạm thu phí, có dấu hiệu động cơ bị quá nhiệt được lan truyền trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội về ô tô.

Theo đoạn video, lúc này, nắp ca-pô của chiếc xe đã mở lên, khói trắng tỏa ra từ miệng két nước làm mát. Đáng chú ý, người đàn ông là chủ xe khi thấy lượng nước làm mát bị hụt đã dùng chai nước khoáng để châm thêm vào két nước. Ngay lập tức nước bị sôi, bốc hơi trắng mù mịt, người đàn ông này phải rụt tay và lùi tránh, suýt bị bỏng.

(Tình huống trên xảy ra vào ngày 6/8 trên Trạm thu phí cao tốc Long Thành – Dầu Giây. Nguồn video: OFFB)

Châm nước mát cho xe quá nhiệt thế nào cho đúng?

Trên thực tế, việc ô tô gặp trục trặc khi đang di chuyển với nguyên nhân bị cạn nước làm mát như trong trường hợp trên là không hiếm gặp, đặc biệt là ở những dòng xe cũ đã sử dụng trên 10 năm. Tuy vậy, khi gặp phải tình huống này, nhiều lái xe non kinh nghiệm không biết cách xử trí ra sao, dẫn đến những sai lầm có thể gây ra hậu quả khá nặng nề cho cả người và xe.

Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Trần Duy Dũng – Giám đốc kỹ thuật Gara ô tô TYD Học viện Kỹ thuật Quân sự (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, gara của anh cũng thường xuyên tiếp nhận những trường hợp xe ô tô cạn nước làm mát mà chủ xe không hay biết, dẫn đến xe phải “nằm đường” và có những hỏng hóc rất nặng.

Theo vị chuyên gia này, trong trường hợp đang đi đường và phát hiện kim báo nhiệt độ động cơ nhích lên mức bất thường, tài xế cần dừng xe, tắt máy và mở nắp capo để giải nhiệt cho động cơ. Bằng mắt thường, kiểm tra nguyên nhân do quạt làm mát hỏng hay do bị rò rỉ nước, và nếu rò rỉ thì ở vị trí nào.

“Nếu không phát hiện ra sự rò rỉ lớn, có thể để xe nguội trong khoảng 20-30 phút mới châm thêm nước mát rồi vừa đi vừa nghỉ, tắt điều hoà và các phụ tải không cần thiết. Nếu kim nhiệt vẫn tăng cao thì không nên đi tiếp mà có thể gọi ngay cho một gara uy tín và thân quen để được hỗ trợ. Không nên tự ý xử lý hoặc nổ máy đi cố vì có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng”, kỹ sư Trần Duy Dũng đưa ra lời khuyên. xe nam duong het nuoc mat.jpegÔ tô phải “nằm đường” và cần đến sự trợ giúp của xe cẩu do hết nước làm mát là khá phổ biến. Ảnh: Hoàng Hiệp
Một lưu ý mà vị chuyên gia này đưa ra là ngay lúc phát hiện động cơ bị quá nhiệt do hết nước làm mát, người dùng thường sốt ruột và muốn mở nắp két nước làm mát để bổ sung nước lạnh ngay, nhưng lại có thể gây ra mất an toàn. Bởi, nhiệt động của động cơ lúc này rất cao, lên đến vài trăm độ C, nếu đổ thêm nước vào thì lượng nước này sẽ sôi ngay lập tức và có thể bắn ra xung quanh (như trong đoạn clip trên), dẫn tới nguy cơ bỏng da, mắt,… rất nguy hiểm.

Ngoài ra, việc đột ngột gặp nước lạnh có thể dẫn tới những phản ứng lý-hoá khiến các bộ phận kim loại của động cơ bị biến dạng, cong vênh,… Chưa kể tới về lâu về dài, việc đổ nước khoáng hoặc nước lã vào hệ thống làm mát có thể khiến các đường ống bị đóng cặn, giảm tác dụng lưu thông và làm mát động cơ.

Cách phòng tránh việc hao nước làm mát cho ô tô cũ

Nói thêm về hệ thống làm mát của xe, kỹ sư Dũng cho hay: “Nước làm mát có vai trò quan trọng trong việc vận hành của ô tô. Đây là loại nước chuyên dụng có tính chất đặc biệt, được lưu thông trong một hệ thống tuần hoàn kín, rất ít hao hụt kể cả xe sử dụng vài năm. Nhưng nếu bị hao nhanh thì rất có thể chiếc xe đang gặp vấn đề mà chủ xe không nên chủ quan”, anh Dũng nói.

Từ việc hết nước mát, vị kỹ sư này cho rằng, nếu không được khắc phục đúng cách và kịp thời mà vẫn cố tình đi sẽ dẫn đến những hỏng hóc khác như bó máy, gãy piston, kẹt bó phanh, thổi gioăng mặt máy,… Chi phí khắc phục, sửa chữa rất lớn, có thể lên đến vài chục triệu đồng. Nguy hiểm hơn, xe bị quá nhiệt có thể dẫn tới cháy nổ, gây ra rất nhiều phiền phức và mất an toàn cho chủ xe.

Nhiều bộ phận trong hệ thống làm mát của ô tô cũ bị hư hỏng, dẫn đến rò rỉ nước mát. Ảnh do kỹ sư Lê Duy Dũng cung cấp
Theo vị chuyên gia này, có rất nhiều nguyên nhân khiến nước làm mát bị hao hụt, phổ biến nhất là nước làm mát rò rỉ qua các đường ống dẫn bị nứt, chuột cắn hay tại vị trí các khúc nối cổ xiết không chặt. Một nguyên nhân khác là do các nút bịt trên động cơ (lỗ đồng tiền) lâu ngày và bị ăn mòn khiến nước làm mát hao hụt.

Việc hao hụt nước làm mát còn có thể đến từ việc nắp bình nước phụ bị hở khiến nước bay hơi. Ngoài ra, các thanh tản nhiệt trong két chứa nước làm việc trong thời gian dài dễ bị hỏng, thủng cũng dẫn đến việc hao nước,…

Để hạn chế tối đa việc hao nước làm mát, dẫn đến những hư hỏng của xe, kỹ sư Dũng khuyên rằng, người sử dụng xe nên thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra mực nước làm mát, phát hiện và xử lý kịp thời khi hao hụt xảy ra để bảo vệ chiếc xe cũng như túi tiền của mình.

Bên cạnh đó, chỉ nên đổ nước làm mát chuyên dụng, hạn chế đổ nước lã bởi loại nước này dễ đóng cặn, gây oxy hoá và làm giảm tuổi thọ của hệ thống làm mát ô tô.

Related Posts

Chồng đưa nhân tình đi nghỉ dưỡng cao cấp rồi nhắn tôi “viết đơn ly hôn cho nhanh”, còn vội vàng rút sạch tiền tiết kiệm chung nhưng không ngờ

Chồng đưa nhân tình đi nghỉ dưỡng cao cấp rồi nhắn tôi “viết đơn ly hôn cho nhanh”, còn vội vàng rút sạch tiền tiết kiệm chung…

Đang đưa dâu, tài xế thấy cốp xe liên tục kêu lộc cộc, anh xuống mở ra thì tá hỏa suýt ngất đi khi nhìn thấy 1 thứ kinhkhung

Sáng hôm ấy, cả làng trầm trồ vì nhà trai rước được một cô dâu xinh như hoa hậu – trắng trẻo, dịu dàng, lại cực kỳ…

Tôi ch:ế:t lặng khi thấy bạn thân lén vào phòng làm việc của chồng tôi

Tôi chết lặng. Hàng loạt suy nghĩ ập đến trong đầu. Tại sao cô ấy lại vào phòng làm việc của chồng tôi khi tôi không có…

Cập nhật BẢNG LƯƠNG giáo viên mới nhất, thua mỗi lương công an, chuyến này đua nhau đăng ký sư phạm

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định: Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội 1. Chưa tăng tiền…

Đúng 1 năm nữa, Hà Nội sẽ cấ//m hoàn toàn xe máy chạy xăng vào trong khu vực Vành đai 1

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai lộ trình để từ 1-7-2026 không có xe mô tô, xe gắn máy chạy xăng lưu thông…

Từ tháng 7-2026, xe máy chạy xăng sẽ bị c//ấm chạy vào khu vực này ở Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai lộ trình để từ 1-7-2026 không có xe mô tô, xe gắn máy chạy xăng lưu thông…