×
×

Ô tô gắn biển “tập lái” quyết bám làn trái không “nhả”, không nhường đường: Nên thông cảm hay cứ ph:ạt theo quy định?

Việc ô tô chạy chậm bám làn ngoài cùng bên trái gây cản trở giao thông và gây ức chế cho người điều khiển các xe phía sau muốn vượt lên.

Sự việc diễn ra vào tối 5/3 trên đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, đoạn qua địa phận Gia Lâm, Hà Nội.

Theo đó, chiếc xe con gắn biển “tập lái” dù chỉ chạy với tốc độ khoảng 50km/h trên tuyến đường có giới hạn tốc độ tối đa 90km/h, nhưng kiên quyết bám làn ngoài cùng bên trái, mặc kệ xe phía sau liên tục nháy đèn xin vượt.

Trong khi đó, ở làn bên cạnh đang có xe 29 chỗ, nên xe có camera hành trình cũng không thể chuyển làn để vượt lên.

Ô tô gắn biển “tập lái” kiên quyết bám làn trái, không nhường đường (Video: OFFB).

“Nhiều người nói rằng thấy xe gắn biển “tập lái” thì nên thông cảm cho “lái mới”, nhưng tôi thấy đường cao tốc không phải nơi để tập lái. Nếu học viên tay lái còn non thì thầy nên hướng dẫn cho xe di chuyển sang làn giữa”, nick Hưng Thịnh bình luận sau khi xem clip được chia sẻ trên mạng xã hội.

“Có lẽ nên quy định làn ngoài cùng bên trái là làn đường chỉ dành cho các xe cần vượt, các xe chỉ được di chuyển trên làn đường này trong một khoảng thời gian nhất định và có quy định rõ vận tốc tối thiểu”, nick Tuấn Quang nêu ý kiến.

“Phần nào cũng là do hoạt động đào tạo lái xe và công tác cấp bằng lái, nhiều người không nắm rõ luật giao thông, cho rằng chỉ cần chạy dưới mốc giới hạn tốc độ tối đa là được.

Với đường có giới hạn tốc độ tối thiểu cho mỗi làn đường còn đỡ, chứ chỉ quy định tốc độ tối đa thì tình trạng ô tô chạy như “rùa bò” ở làn ngoài cùng bên trái rất phổ biến, gây cản trở giao thông”, nick Huy Hoàng bình luận.

Theo quy định, tài xế điều khiển ô tô di chuyển chậm ở làn ngoài cùng bên trái sẽ bị phạt trong hai trường hợp: không nhường đường cho xe phía sau xin vượt, và chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định).

Cụ thể, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi điều khiển ô tô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn.

Trong khi đó, với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ thấp hơn phương tiện đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy chỉ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng. Mức phạt này được cho quá thấp, không đủ để làm thay đổi thói quen tham gia giao thông của nhiều người.

Related Posts

Hoa hậu Đỗ Thị Hà CHỐT NGÀY lên xe hoa với thiếu gia Quảng Bình, thời gian địa điểm rõ ràng?

Mới đây, Hoa hậu Đỗ Thị Hà đã có động thái trên mạng xã hội khiến dân tình xôn xao, đồn đoán cô sắp lên xe hoa…

Cán bộ công chức cấp xã phải có bằng Đại học nếu không thì…

Với quy mô, dân số, chức năng, nhiệm vụ nặng nề hơn của cấp xã sau sáp nhập, các chuyên gia cho rằng chuẩn hóa trình độ…

CHÍNH THỨC: Cục CSGT công bố danh sách 30 trung tâm s;át h;ạch lái xe

  Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cấp giấy phép sát hạch cho 30 trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động…

5 tháng nữa, sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy, người dân làm thủ tục thế nào?

Sổ BHXH được cấp bằng bản điện tử chậm nhất là ngày 1/1/2026 (tức là khoảng hơn 5 tháng nữa) và có giá trị pháp lý như…

Bị con dâu đ-ay nghi-ến vì giặt đồ tốn nước, bà cụ lặng lẽ mặc đồ 10 ngày không giặt và rồi đến ngày thứ 10 thì trong nhà bất ngờ xuất hiện…

Từ ngày dọn về sống chung, bà cụ bị con dâu cằn nhằn đủ điều:— Mẹ già rồi, giặt chi mà giặt hoài! Có mỗi mấy bộ…

Nhưng bà Lan đã không kiềm chế được, nước mắt lưng tròng: Tôi nuôi con bao năm, không phải để người ta xem thường như thế này!

Trong một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Hà Nội, không khí hôm ấy rộn ràng hơn bao giờ hết. Hương, cô gái 26 tuổi với nụ…