×

Ông lớn ngoại rút lui, doanh nghiệp nội thoái trào, tỷ phú Phạm Nhật Vượng một mình “xưng bá” với hệ thống taxi VinFast: Ra đường là thấy “xanh” 

Cuộc đua khốc liệt

Hồi tháng 9/2024, Gojek – kỳ lân gọi xe và giao đồ ăn của Indonesia, bất ngờ quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Việt Nam để tập trung cho các thị trường trọng điểm mà nền tảng này đang chiếm ưu thế.

Đây được xem là một sự thay đổi trên thị trường vận tải taxi nói chung cũng như nền tảng gọi xe tại Việt Nam nói riêng. Quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam của Gojek đồng nghĩa với việc nhường thị phần cho các hãng khác, trong đó có Grab của Malaysia.

Gojek gặp khó khăn tại Việt Nam dù trở thành “nhà vô địch” tại Indonesia cũng như giành thêm thị phần tại Singapore.

Trước đó, hồi đầu năm 2018, Uber đã bị Grab thâu tóm hoạt động ở khu vực Đông Nam Á. Toàn bộ tài xế Uber tại Việt Nam chuyển sang Grab hoạt động.

Không chỉ có Gojek hay Uber, nhiều hãng taxi truyền thống trong nước cũng gặp khó khăn. Từ vị trí số 1 trong lĩnh vực taxi tại Việt Nam, CTCP Ánh Dương Việt Nam – Vinasun (VNS) đã rơi vào tình cảnh lao đao trong một thời gian dài vì cạnh tranh khốc liệt với taxi công nghệ như Uber và Grab.

Năm 2020, ông lớn trong lĩnh vực vận tải khách truyền thống đã lần đầu tiên thua lỗ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và buộc phải cắt giảm một lượng lớn nhân viên, tới gần 1.400 người. Vinasun của cựu Chủ tịch Đặng Phước Thành lỗ hơn 210 tỷ đồng năm 2020 và lỗ tiếp 277 tỷ đồng năm 2021. Từ năm 2022-2023, VNS đã trở lại với mức lãi 150-180 tỷ đồng nhưng có dấu hiệu chậm lại trong năm 2024.

Hôm 5/1, cổ đông ngoại lâu năm của Vinasun là Tael Two Partners Ltd (thuộc một công ty quản lý quỹ tại Singapore) đã hoàn tất bán toàn bộ 5 triệu cổ phiếu VNS còn nắm giữ, chính thức chia tay Vinasun sau hơn 11 năm rót vốn. Hồi cuối năm 2023, Tael Two Partners còn nắm giữ hơn 12,4 triệu cổ phiếu VNS, tương đương 18,3% vốn điều lệ.

Trong khoảng năm rưỡi qua, cổ phiếu VNS nằm trong xu hướng đi xuống, từ mức gần 16.000 đồng/cp xuống 10.350 đồng/cp (sáng 8/1), phần nào phản ánh những khó khăn mà doanh nghiệp này đang đối mặt.

Tương tự, ông lớn taxi Mai Linh của Chủ tịch Hồ Huy cũng gặp vô vàn khó khăn trong nhiều năm lại đây. Các doanh nghiệp trong tập đoàn có lợi nhuận rất thấp, một số công ty con thường xuyên nợ thuế, chậm đóng BHXH. Năm 2018, Mai Linh miền Bắc (MLN) và miền Trung (MNC) huỷ niêm yết và sáp nhập vào Tập đoàn Mai Linh.

Cổ phiếu NO1 của CTCP Tập đoàn 911 – doanh nghiệp có kế hoạch lập hãng taxi mới, phát triển hơn 2.200 xe tới cuối năm 2025 – cũng ghi nhận 8 phiên giảm giá trong 10 phiên gần đây, trong đó có một phiên giảm sàn. Giá cổ phiếu NO1 từ mức 12.150 đồng/cp xuống còn 9.800 đồng/cp hôm 7/1.

Trước đó, cổ phiếu NO1 vụt tăng trần nhiều phiên khi có thông tin mua lượng lớn xe VinFast để lập hãng taxi “911”.
XanhSM GSM.gifThị phần taxi Xanh SM hiện chỉ xếp sau Grab. Ảnh: GSM
Ai còn trụ lại?

Theo báo cáo của Q&Me, năm 2024, Grab vẫn là hãng xe được người Việt sử dụng nhiều nhất, nhưng thị phần đang bị lấy dần đi bởi hai hãng xe công nghệ thuần Việt là Be và Xanh SM.

Trong gần 2 năm qua, hãng xe Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có những bước phát triển rất mạnh. Trong nước, thị phần của Xanh SM chỉ còn thua Grab.

Cuối năm 2024, Xanh SM đã chính thức gia nhập thị trường Indonesia với khoảng 1.000 chiếc VinFast VF e34 tại quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, đồng thời ký một loạt biên bản ghi nhớ (MOU) với các đối tác lớn như Vietjet, Huawei, Visa,… nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quá trình xanh hóa giao thông. Trước đó, hồi tháng 11/2023, Xanh SM đã khai trương dịch vụ tại Lào.

Đại diện Xanh SM cho biết, Indonesia là thị trường thứ 3 nhưng là quốc gia lớn nhất và chưa phải là điểm dừng cuối cùng trong hành trình vươn ra toàn cầu của Xanh SM.

Theo báo cáo tài chính bán niên 2024 của Vingroup (VIC), CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) đóng góp hơn 5.700 tỷ đồng doanh thu cho Vingroup. Xanh SM được thành lập hồi đầu năm 2023, quy mô ban đầu 20.000 ô tô.

Gần đây, thị trường cũng đón những tên tuổi mới trong lĩnh vực taxi, có dùng xe điện như Let’s Go Taxi. Đây là một hãng xe taxi điện mini của CTCP Let’s Go An Bình, ra mắt hồi tháng 5/2024, hoạt động tại Phú Yên. Let’s Go Taxi đã ký hợp đồng mua 600 xe điện VinFast VF3 cho giai đoạn 2024-2025 để chạy taxi với giá cước thấp “như xe ôm”, khoảng 8.000 đồng/km.

Đại diện Let’s Go Taxi cho rằng, lĩnh vực nào cũng có lúc khó khăn, cần có sự thay thế khi cái cũ không còn phù hợp. Thị trường taxi không phải là ngoại lệ, thậm chí còn là minh chứng rõ nét nhất cho câu chuyện thay đổi để thích nghi.

Hồi cuối năm 2024, hãng taxi lâu đời nhất Việt Nam – Taxi Mai Linh ký kết hợp tác với Xanh SM, mua và thuê gần 4.000 xe điện VinFast VF e34 và VF 5 từ GSM. Đội xe điện Mai Linh sẽ có gắn thêm logo “Đối tác của Xanh SM”.

Một số hãng taxi truyền thống như Thanh Nga, Bắc Á, Quê Lụa, Long Biên… cũng có động thái chuyển đổi sang xe điện.

Có thể thấy, thị trường taxi Việt Nam thay đổi rất nhanh trong vài năm gần đây. Trong đó, mảng gọi xe công nghệ không còn chỉ thuộc về ông lớn nước ngoài Grab, mà có sự phát bứt phá mạnh mẽ của Xanh SM và xuất hiện thêm nhiều tên tuổi khác.

BeTaxi và BeCar cũng vươn lên mạnh mẽ. Đây cũng chính là áp lực đẩy thị phần của Gojek đi xuống và hãng này đã rút khỏi thị trường Việt Nam.

Các khảo sát gần đây của Q&Me cho thấy, các khách hàng trên 30 tuổi thường chọn Grab nhưng Genz lại chọn các ứng dụng nội khác.

Theo báo cáo của Mordor Intelligence, chỉ riêng thị trường gọi xe công nghệ, trong đó có taxi công nghệ, tại Việt Nam năm 2023 có quy mô gần 730 triệu USD.

Related Posts

Nguyên nhân Vũ Thu Phương l:y h:ôn chồng doanh nhân sau 13 năm chung sống là gì? Góc khu:ất hôn nhân giờ mới được h:é l:ộ

Trong tâm thư thông báo tan vỡ, Vũ Thu Phương cũng nói rõ lý do đứt gánh với chồng doanh nhân. Mới đây, siêu mẫu Vũ Thu Phương gây…

Thêm 66 nút đèn tín hiệu giao thông với giá 88 tỷ ở Hà Nội với th:am vọn:g trị nghiêm hiện tượng “nhờn luật”, phen này ngân sách lại tăng đáng kể rồi!

  Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội vừa hoàn thành việc lắp đặt 66 nút đèn tín hiệu giao thông trên…

Từ nước đi tiên phong siêu đặc biệt này của VinFast cùng sếp Vượng, doanh nghiệp Việt chắc chắn sẽ thực hiện giấc mơ nội địa hóa ngành ô tô 

“Có trực tiếp tham quan nhà máy mới thấy tỷ lệ hơn 60% nội địa hóa của VinFast thực sự thuyết phục. Mới 7 năm nhưng VinFast…

Không chỉ vượt đèn đỏ mới bị ph:ạt tới 20 triệu đồng, đèn xanh cũng có thể khiến chủ xe “bay màu” cả tháng lương 

Khi lái xe gặp đèn xanh mà cố tình không đi cũng sẽ bị xử phạt. Gặp đèn xanh các phương tiện phải di chuyển để đảm…

Từ 1/2/2025, ai mượn xe của người thân đi sẽ bị phạt 6 triệu đồng lỗi không chính chủ nếu không nắm rõ điều này

Năm 2025, đi xe của người thân có bị phạt lỗi xe không chính chủ? 1. Năm 2025, đi xe của người thân có bị phạt lỗi…

CHÍNH THỨC: Từ 1/2025 người dân phải đáp ứng MỘT ĐIỀU KIỆN này mới được đi xe máy ra đường

Luật Trật tự an toàn giao thông và Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã có những quy định chặt chẽ khi tham gia giao…