×
×

Thế nào là người khuyết tật vận động đặc biệt nặng? Có thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự không?

Thế nào là người khuyết tật vận động đặc biệt nặng?

Khuyết tật vận động được giải thích theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

Dạng tật

1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

Mức độ khuyết tật đặc biệt nặng được quy định theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:

Mức độ khuyết tật

1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Theo đó, người khuyết tật vận động đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

Người khuyết tật vận động đặc biệt nặng không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Người khuyết tật vận động đặc biệt nặng có thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự không?

Thế nào là người khuyết tật vận động đặc biệt nặng? Có thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ Internet)

Người khuyết tật vận động đặc biệt nặng có thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự không?

Danh mục bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay được quy định theo Mục III Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:

STT Tên bệnh MÃ BỆNH ICD10
1 Tâm thần:

– Tâm thần phân liệt

– Rối loạn loại phân liệt

– Rối loạn hoang tưởng dai dẳng

– Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời

– Rối loạn hoang tưởng cảm ứng

– Rối loạn phân liệt cảm xúc

– Rối loạn loạn thần không thực tổn khác

– Loạn thần không thực tổn không biệt định

(F20- F29)
2 Động kinh G40
3 Bệnh Parkinson G20
4 Mù một mắt H54.4
5 Điếc H90
6 Di chứng do lao xương, khớp B90.2
7 Di chứng do phong B92
8 Các bệnh lý ác tính

– Nhóm bệnh u ác tính

– Nhóm bệnh u tân sinh tại chỗ

– Bệnh đa hồng cầu

– Hội chứng loạn sản tuỷ xương

– U tân sinh khác không chắc chắn hoặc không biết sinh chất của mô ulympho, mô tạo huyết và mô liên quan

C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47
9 Người nhiễm HIV

– Nhiễm trùng và ký sinh trùng trên người nhiễm HIV

– U ác tính trên người nhiễm HIV

– Bệnh HIV dẫn đến các bệnh xác định khác

– Bệnh HIV dẫn đến bệnh lý khác

– Bệnh do HIV không xác định

B20 đến B24, Z21
10 Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng

Căn cứ quy định trên thì người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng mới thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực.

Như vậy, người khuyết tật vận động đặc biệt nặng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định theo khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Theo quy định công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

– Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Lưu ý: Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Related Posts

Lợi nhuận còn hơn cả Quang Linh – Thuỳ Tiên, Hữu Công chỉ bán bột rau củ 3 tháng là mua được Mẹc

Hữu Công từng chia sẻ bán được khoảng 170 nghìn hộp bột rau detox chỉ trong gần 3 tháng, nhờ vậy mà có tiền mua xe Mercedes…

CÓ 3 TRƯỜNG HỢP được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế năm 2025: Không biết là mất quyền lợi

 Theo quy định, sẽ có những trường hợp này được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2025, người dân nên nắm chắc kẻo mất quyền lợi.  …

Tìm ra DANH TÍNH cô gái sinh năm 2k1 vừa bị tó;m g;ọ;;n ăn tối thân mật với Quốc Trường

Thông tin về mỹ nhân xuất hiện tình tứ với Quốc Trường được cư dân mạng lùng sục. Sau khi đoạn clip Quốc Trường “đánh lẻ” ăn tối với…

Cơ ngơi của Vi “ngộ” khiến nhiều người bất ngờ, cả năm ngày nào cũng phải chơi thú vui tao nhã này

Vi “ngộ” – trùm giang hồ cộm cán xứ Thanh có cuộc sống xa hoa, sở hữu nhiều nhà đất và trang trại rộng 34 hecta và…

Chỉ 5 phút sau đó, cả Sân Bay Báo Động Khẩn Cấp khi phát hiện ra phía cửa sổ có…

Chuyến bay VN238 chuẩn bị cất cánh từ Tân Sơn Nhất đi Hà Nội vào 8h sáng. Chị Nhàn – một bà mẹ đơn thân – dắt…

Người mẹ nghèo bị đu-ổi khỏi biệt thự vì con trai nói: “Con không nuôi mẹ được nữa”. Hai tuần sau, bà trở về với 3 quyển sổ đỏ

Bà Hảo – 72 tuổi, góa chồng – một tay nuôi con trai thành người. Bán đất, vay nợ, thức trắng đêm đi nhặt ve chai cũng…