Trước khi Thành Bưởi bị tước giấy phép kinh doanh từ đầu tháng 10, tuyến Lâm Đồng – TP.HCM và ngược lại còn trống đến 400 nốt giờ xuất bến, tuy nhiên đến đầu tháng 11 các đơn vị vận tải đã đăng ký hết nốt giờ xuất bến.
Khuyến khích đơn vị vận tải chuyển xe hợp đồng đăng ký chạy tuyến cố định
Đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Sau khi nhà xe Thành Bưởi bị tước giấy phép kinh doanh từ ngày 3/10, đến cuối tháng 10 Sở GTVT đã triệu tập lãnh đạo các đơn vị vận tải hành khách trong toàn tỉnh làm việc, chấn chỉnh lại công tác vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở GTVT đã chỉ đạo khuyến khích xe khách vận chuyển hành khách theo hình thức hợp đồng chuyển sang đăng ký vận chuyển hành khách tuyến cố định từ Lâm Đồng đi TP.HCM và ngược lại.
Ngay sau đó, các đơn vị vận tải tại Lâm Đồng và TP.HCM đã đăng ký vận chuyển hành khách tuyến cố định và đến giữa tháng 10 đã tăng thêm hơn 400 nốt giờ xuất bến, hết khung giờ được cấp phép tuyến cố định Lâm Đồng – TP.HCM và ngược lại”.
Anh Nguyễn Văn Thanh, trú tại phường 8, TP Đà Lạt, cho biết: “Cách đây 10 ngày, tôi gọi xe Thành Bưởi đặt chỗ nhưng không liên lạc được, tôi ra bến xe Phương Trang mua vé tại phòng vé Phương Trang đi TP Hồ Chí Minh là 280 ngàn đồng/vé. Khi lên xe giường nằm tôi thấy giá còn rẻ hơn xe Thành Bưởi tôi hay đi đến 40 ngàn đồng”.
Ông Võ Quang Vũ, Trưởng phòng Quản lý vận tải và Phương tiện người lái, Sở GTVT Lâm Đồng, cho biết: “Khi Thành Bưởi còn hoạt động, nốt giờ tuyến này được bộ cấp còn dư đến 400 nốt giờ, đến cuối tháng 10 các đơn vị vận tải hành khách đã đăng ký hết, không có tình trạng dồn ứ hành khách.
Giá vé xe giường nằm từ Đà Lạt đi TP Hồ Chí Minh có giá từ 280 ngàn đồng đến 350 ngàn đồng vẫn được giữ nguyên. Sở GTVT luôn giám sát, nếu phát hiện xe nào tăng giá vé sai quy định sẽ xử lý. Nỗi lo bây giờ là những ngày lễ, Tết cuối năm 2023 và đầu năm 2024 khi lượng hành khách tăng cao sẽ thiếu xe.
Thời gian tới, hai Sở GTVT Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh sẽ họp bàn thống nhất, kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam cho tăng thêm nốt giờ hợp lý để phục vụ người dân đi lại trên tuyến này”.
Kiểm tra toàn diện công tác vận tải hành khách
Cũng theo Sở GTVT Lâm Đồng, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 6/10 Sở GTVT thành lập Tổ kiểm tra liên ngành cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố để kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh bao gồm lãnh đạo Sở GTVT, lãnh đạo Phòng CSGT, lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT, đại diện Phòng quản lý vận tải Phương tiện và người lái Sở GTVT, đại diện Văn phòng Ban ATGT tỉnh.
Tổ công tác liên ngành cấp huyện, thành phố bao gồm lãnh đạo Đội cảnh sát giao thông huyện (thành phố), lãnh đạo Phòng quản lý đô thị (hoặc Kinh tế hạ tầng), đại diện Thanh tra Sở GTVT, đại diện lãnh đạo UBND các phường, xã…
Tổ công tác liên ngành sẽ kiểm tra tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải về điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô; Đăng ký thuế; Kiểm tra cả những tiêu chuẩn của người điều hành vận tải, nơi đỗ xe, phương tiện và quản lý phương tiện, số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh, sở hữu phương tiện, các điều kiện hoạt động của phương tiện; Niên hạn sử dụng…
Kiểm tra phù hiệu hoạt động, việc bảo dưỡng, sửa chữa và sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động, niêm yết thông tin trên phương tiện; Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe căn cứ pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định. Công tác khám sức khỏe định kỳ, tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải.
Lập và cập nhật các thông tin về quá trình làm việc của lái xe vào lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị. Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, bố trí nhân sự theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe để phục vụ công tác quản lý.
Đặc biệt, kiểm tra công tác theo dõi các điều kiện về bảo đảm an toàn giao thông về việc thành lập bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của các đơn vị vận tải hành khách.
Ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GTVT Lâm Đồng, cho biết: “Tổ kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra đã huy động các lực lượng phối hợp liên ngành, tạo sức mạnh tổng hợp để triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tiếp tục siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Xử lý nghiêm đơn vị vi phạm các quy định về quản lý vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và ngăn ngừa tai nạn giao thông có thể xảy ra. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ đến các doanh nghiệp, người kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe vận chuyển hành khách, hàng hóa biết để chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Qua công tác kiểm tra, đến cuối tháng 11, tổ kiểm tra sẽ kết luận rõ những mặt đã thực hiện tốt, những mặt chưa thực hiện tốt, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, chỉ đạo điều hành. Từ đó, đề xuất và kiến nghị cấp có thẩm quyền để chấn chỉnh, xử lý các tồn tại, sai phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật”.
Khuyến khích đơn vị vận tải chuyển xe hợp đồng đăng ký chạy tuyến cố định
Đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Sau khi nhà xe Thành Bưởi bị tước giấy phép kinh doanh từ ngày 3/10, đến cuối tháng 10 Sở GTVT đã triệu tập lãnh đạo các đơn vị vận tải hành khách trong toàn tỉnh làm việc, chấn chỉnh lại công tác vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở GTVT đã chỉ đạo khuyến khích xe khách vận chuyển hành khách theo hình thức hợp đồng chuyển sang đăng ký vận chuyển hành khách tuyến cố định từ Lâm Đồng đi TP.HCM và ngược lại.
Ngay sau đó, các đơn vị vận tải tại Lâm Đồng và TP.HCM đã đăng ký vận chuyển hành khách tuyến cố định và đến giữa tháng 10 đã tăng thêm hơn 400 nốt giờ xuất bến, hết khung giờ được cấp phép tuyến cố định Lâm Đồng – TP.HCM và ngược lại”.
Anh Nguyễn Văn Thanh, trú tại phường 8, TP Đà Lạt, cho biết: “Cách đây 10 ngày, tôi gọi xe Thành Bưởi đặt chỗ nhưng không liên lạc được, tôi ra bến xe Phương Trang mua vé tại phòng vé Phương Trang đi TP Hồ Chí Minh là 280 ngàn đồng/vé. Khi lên xe giường nằm tôi thấy giá còn rẻ hơn xe Thành Bưởi tôi hay đi đến 40 ngàn đồng”.
Ông Võ Quang Vũ, Trưởng phòng Quản lý vận tải và Phương tiện người lái, Sở GTVT Lâm Đồng, cho biết: “Khi Thành Bưởi còn hoạt động, nốt giờ tuyến này được bộ cấp còn dư đến 400 nốt giờ, đến cuối tháng 10 các đơn vị vận tải hành khách đã đăng ký hết, không có tình trạng dồn ứ hành khách.
Giá vé xe giường nằm từ Đà Lạt đi TP Hồ Chí Minh có giá từ 280 ngàn đồng đến 350 ngàn đồng vẫn được giữ nguyên. Sở GTVT luôn giám sát, nếu phát hiện xe nào tăng giá vé sai quy định sẽ xử lý. Nỗi lo bây giờ là những ngày lễ, Tết cuối năm 2023 và đầu năm 2024 khi lượng hành khách tăng cao sẽ thiếu xe.
Thời gian tới, hai Sở GTVT Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh sẽ họp bàn thống nhất, kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam cho tăng thêm nốt giờ hợp lý để phục vụ người dân đi lại trên tuyến này”.
Kiểm tra toàn diện công tác vận tải hành khách
Cũng theo Sở GTVT Lâm Đồng, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 6/10 Sở GTVT thành lập Tổ kiểm tra liên ngành cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố để kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh bao gồm lãnh đạo Sở GTVT, lãnh đạo Phòng CSGT, lãnh đạo Thanh tra Sở GTVT, đại diện Phòng quản lý vận tải Phương tiện và người lái Sở GTVT, đại diện Văn phòng Ban ATGT tỉnh.
Tổ công tác liên ngành cấp huyện, thành phố bao gồm lãnh đạo Đội cảnh sát giao thông huyện (thành phố), lãnh đạo Phòng quản lý đô thị (hoặc Kinh tế hạ tầng), đại diện Thanh tra Sở GTVT, đại diện lãnh đạo UBND các phường, xã…
Tổ công tác liên ngành sẽ kiểm tra tại các doanh nghiệp kinh doanh vận tải về điều kiện pháp lý để hoạt động kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô; Đăng ký thuế; Kiểm tra cả những tiêu chuẩn của người điều hành vận tải, nơi đỗ xe, phương tiện và quản lý phương tiện, số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh, sở hữu phương tiện, các điều kiện hoạt động của phương tiện; Niên hạn sử dụng…
Kiểm tra phù hiệu hoạt động, việc bảo dưỡng, sửa chữa và sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động, niêm yết thông tin trên phương tiện; Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe căn cứ pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định. Công tác khám sức khỏe định kỳ, tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải.
Lập và cập nhật các thông tin về quá trình làm việc của lái xe vào lý lịch hành nghề lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe của đơn vị. Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, bố trí nhân sự theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe để phục vụ công tác quản lý.
Đặc biệt, kiểm tra công tác theo dõi các điều kiện về bảo đảm an toàn giao thông về việc thành lập bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông của các đơn vị vận tải hành khách.
Ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GTVT Lâm Đồng, cho biết: “Tổ kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra đã huy động các lực lượng phối hợp liên ngành, tạo sức mạnh tổng hợp để triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tiếp tục siết chặt quản lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Xử lý nghiêm đơn vị vi phạm các quy định về quản lý vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và ngăn ngừa tai nạn giao thông có thể xảy ra. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải đường bộ đến các doanh nghiệp, người kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe vận chuyển hành khách, hàng hóa biết để chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Qua công tác kiểm tra, đến cuối tháng 11, tổ kiểm tra sẽ kết luận rõ những mặt đã thực hiện tốt, những mặt chưa thực hiện tốt, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, chỉ đạo điều hành. Từ đó, đề xuất và kiến nghị cấp có thẩm quyền để chấn chỉnh, xử lý các tồn tại, sai phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật”.