“Tôi ăn phần cơm 30 ngàn ngoài quán mà chất lượng, phần cơm này chỉ tầm 15 ngàn”, một độc giả bình luận về suất cơm bán trú tại Trường THCS Yên Nghĩa.
Những ngày qua, hình ảnh về suất cơm trị giá 32.000 đồng của học sinh bán trú trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Theo đó, suất ăn này được đựng trên khay inox 5 ngăn, bao gồm 3-4 miếng cá chiên bé bằng hai đầu ngón tay chụm lại, một miếng giò lụa xắt mỏng, một ít khoai tây thái mỏng xào và ít canh có vài sợi giá đỗ.
Theo dõi những thông tin trên, nhiều độc giả không giấu được sự bất bình. Chị Thùy Giang bình luận: “Hẳn là lỗi do nhân viên chia không đều. Chẳng phải tự nhiên phụ huynh đến kiểm tra đột xuất mới biết suất ăn lèo tèo như thế. Đây mới nói về số lượng, chưa biết chất lượng bữa ăn ra sao. Miếng giò lụa nhìn nó lạ lạ thế nào ấy.
Hiệu trưởng để xảy ra tình trạng này lẽ ra nên họp báo cúi đầu trước từng học sinh và phụ huynh mà xin lỗi rồi từ chức, chứ không phải nói vài câu thoái thác trách nhiệm. Con nhà người ta đang tuổi ăn tuổi lớn, cho ăn như thế, lớn sao nổi?”.
Có chung nỗi bức xúc, chủ tài khoản Sach Nguyen Xuan nêu ý kiến: “Sao giữa Hà Nội mà tồn tại nếp sống giáo dục vậy? Học trò bán trú, không phải phạm nhân cải tạo. Đừng tạo cho con trẻ cái đạo đức bất nhân như vậy”.
“Phải chịu trách nhiệm chứ cứ nhận lỗi xong bỏ qua thì thiệt thòi của các em học sinh ai gánh? Nên công khai thực đơn hàng ngày và gửi lên nhóm để tất cả phụ huynh có trách nhiệm giám sát, không để 1 mình ông/ bà hiệu trưởng giám sát vất vả cho họ quá nên lại bỏ sót”, độc giả Lam Van viết.
“Cứ vào năm học là con nhà mình lại gầy đi theo từng tháng, thương con mà không làm gì được. Ngày nào con về cũng bảo thức ăn ở trường chán lắm”, chủ tài khoản Hiep Do bình luận.
Dưới góc nhìn kinh tế, chủ tài khoản tungnn bình luận: “Suất ăn 32.000 đồng ra quán ăn gọi chắc 15.000 đồng. Đớp hết của các cháu, 1.000 học sinh mỗi cháu cắt 5.000 là có 5 triệu/bữa rồi. Đĩa cơm kia chắc phải có 15 triệu chia nhau rồi”.
“Suất như vậy căng lắm chỉ 20.000 thôi. Chắc do bớt xén chứ chia thức ăn làm gì mà lại chênh lệch vậy, trừ khi người chia thức ăn bị khiếm thị”, độc giả Dũng Nguyên bình luận.
“Tôi đã đi nhiều nhà máy khắp miền Bắc, thường xuyên ăn cơm suất mà chưa thấy bữa cơm nào tệ như này. Bữa này tôi cũng đã ăn và là bữa 12.000 đồng, còn bữa 15.000 đồng của nhà máy ngon hơn thế này rất nhiều. Ăn bớt thế này các cháu lấy đâu dinh dưỡng để phát triển. Thật tệ hại, nghĩ đủ mọi cách ăn của học sinh lẫn phụ huynh”, anh Thanh Bình Nguyễn chia sẻ.
“Nhìn giống suất ăn 20.000 quá, ăn ít thôi để các cháu đầy đủ chất, có thể trạng tốt phát triển cho tương lai giống nòi sau này”, “Tôi ăn phần cơm 30 ngàn ngoài quán mà chất lượng, phần cơm này tầm 15 ngàn”, “Suất ăn 20.000 nhà tôi bán còn nhiều hơn mà tính cả lãi rồi đó. Thương các bé”… nhiều độc giả cũng bày tỏ sự bất ngờ, bức xúc khi biết giá trị thật của bữa ăn này.
Nên xem xét việc chuẩn bị hộp cơm trưa cho con mang tới trường
Bên cạnh những ý kiến gay gắt, phẫn nộ, bất bình trước suất ăn có mức giá vô lý của nhà trường, nhiều độc giả cũng đưa ra giải pháp để giải quyết cho trường hợp trên.
“Phụ huynh nên xem xét việc chuẩn bị hộp cơm trưa cho các con mang tới trường. Trẻ em ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn được mẹ chuẩn bị hộp cơm trưa. Các gia đình vẫn làm cơm trưa để bố mẹ mang đi làm, giờ làm thêm một suất cho con. Bữa trưa của con mỗi tháng tận 700-800 nghìn đồng như vậy cũng là 1 khoản không nhỏ đối với thu nhập của 1 gia đình lao động bình thường”, chị Trịnh Hương nêu ý kiến.
Trong khi đó, chủ tài khoản Thích Đậu Đen lại cho rằng việc quản lý bếp ăn của nhà trường nên giao cho các cơ quan có thẩm quyền cao hơn: “Việc nấu ăn, phục vụ ăn có thể vẫn tiến hành như hiện tại tại các bếp ăn, nhưng đơn vị phụ trách phần việc này cần giao về cho Sở Y tế. Nhà trường chỉ tiếp nhận và giám sát khẩu phần ăn được công khai của các con.
Khẩu phần ăn của các con cần được một đội ngũ chuyên môn của Viện Dinh dưỡng hoặc Sở Y tế tỉnh/thành phụ trách. Chính phủ và UBND các tỉnh/thành có ngân sách tốt như Hà Nội, Hải Phòng… nên suy nghĩ đến việc tài trợ suất ăn trưa cho trẻ nhỏ từ nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh nghèo (có thể từ ngân sách cứu đói) và cho học sinh tiểu học của tỉnh/thành mình từ ngân sách địa phương, để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ của chúng ta. Các gia đình có điều kiện có thể góp quỹ. Xã hội cũng sẽ nhân văn hơn rất nhiều. Mong lắm thay!”.
News
Cô nổi tiếng nhờ một vai phụ, nhan sắc không thua kém Phạm Băng Băng, nay cuộc sống cũng không kém cạnh khi gả vào một gia đình giàu có!
Vương Diễm đã đóng rất nhiều tác phẩm điện ảnh và phim truyền hình, và bộ phim Hoàn Châu Cách Cách chắc chắn là một tác phẩm…
Lâm Tâm Như có cái mũi đẹp, Triệu Vy có đôi mắt đẹp, Vương Diễm có khóe miệng đẹp nhưngđây mới là người sở hữu khuôn mặ t hoàn mỹ
Cùng chỉ ra những điểm đẹp nhất trên gương mặt của một số mỹ nhân Cbiz và xem ai là người hoàn mỹ nhất. Giả Tịnh Văn…
Chuyện lạ ở xứ Mỹ: Đôi vợ chồng bỏ cọc Tesla mua VinFast VF 8, bị n:ém đ:á rất nhiều nhưng sau này có thể tự hào vì 1 điều
‘Dân tổ’ Mỹ trải nghiệm VinFast VF 8: ‘Chạy hơn 160 km/h vẫn luồn lách mượt trên cao tốc’. Mới đây, trên kênh YouTube PhoBolsa TV đã…
Đây là cách giúp chủ xe tận dụng tối đa không gian cốp xe máy
Mẹo giúp tận dụng tối đa không gian cốp xe máy Tối ưu hóa không gian cốp xe máy là vấn đề được nhiều người dùng quan…
Vì sao chỉ hơn 2 năm từ khi chuyển sang thuần điện, VinFast đã trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam?
Giới chuyên gia nhìn nhận, mốc son lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khi hãng xe nội địa VinFast vượt lên hết tất…
Có thể nhận 35.000 tỷ đồng từ Vingroup và 50.000 tỷ đồng từ ông Phạm Nhật Vượng, VinFast đang có những kế hoạch gì?
Vừa vươn lên đứng đầu thị trường Việt, VinFast đang làm gì? Có thể nhận 35.000 tỷ đồng từ Vingroup và 50.000 tỷ đồng từ ông Phạm…
End of content
No more pages to load